Hai mẹ con không qua kh:ỏi sau bữa cơm trưa: Thực đơn có 3 món

Ngày 1/1/2025, báo Dân Trí đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Hai mẹ con t.ử v.o.n.g sau bữa cơm trưa”. Theo đó, sự việc vừa xảy ra ở Hải Phòng. Nội dung bài viết như sau:

Bà Trần Thị C. (65 tuổi) và con trai là anh Trần Ngọc L. (37 tuổi), cùng trú tại phường Nam Hải, quận Hải An (Hải Phòng) đã bất ngờ t.ử v.o.ng sau bữa cơm trưa tại gia đình.

Tối 1/1, chính quyền địa phương cho biết, Công an quận Hải An đang phối hợp với đội nghiệp vụ Công an TP Hải Phòng và các đơn vị chức năng khác để điều tra, làm rõ nguyên nhân cái c.hết bất thường của hai mẹ con bà C. ở phường  Nam Hải thuộc quận này.

Thông tin ban đầu, trưa 31/12/2024, bà C. đi chợ mua thực phẩm về nấu cơm cho gia đình như hàng ngày.

hình ảnh

Ảnh minh họa

Bữa trưa ngày 31/12/2024 của gia đình bà C. có các món cá kho, trứng đúc thịt và canh rau cải.

Sau bữa cơm nói trên, chiều cùng ngày bà C. và anh L. có biểu hiện bất thường, nôn mửa nên được người thân đưa đến cơ sở y tế tư nhân kiểm tra, truyền nước.

Sau đó, bà C và con trai được chuyển đến Viện Y học biển Việt Nam (quận Lê Chân, TP Hải Phòng) cấp cứu nhưng đã ngừng tuần hoàn và t.ử v.o.ng.

Riêng cháu ngoại bà C. ăn cơm trưa cùng nhưng không ăn canh rau nên không có biểu hiện bất thường.

Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Công an quận Hải An phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Công an TP Hải Phòng khám nghiệm t.ử t.h.i, thu thập các mẫu thực phẩm để xét nghiệm và ghi nhận lời khai của những người liên quan để phục vụ điều tra.

Chính quyền địa phương cho biết, bà C. ở cùng con trai và 4 cháu ngoại. Thithe bà Trần Thị C. và con trai đang được lực lượng chức năng bảo quản tại bệnh viện, chờ con gái từ nước ngoài về làm thủ tục bàn giao.

hình ảnh

Mời bà con đọc thêm thông tin: Mọi người đều nghĩ ngộ độc thực phẩm thường đơn giản, nhưng trong 1 số trường hợp, ngộ độc thực phẩm có thể gây tử vong. Lí do vì sao lại như vậy

1. Mất nước và rối loạn điện giải

Một trong những nguyên nhân chính khiến ngộ độc thực phẩm trở nên nguy hiểm là tình trạng mất nước và rối loạn điện giải. Các tác nhân gây ngộ độc, đặc biệt là vi khuẩn như Escherichia coli, Salmonella hoặc Vibrio cholerae, thường gây ra tiêu chảy và nôn mửa nghiêm trọng.

Khi cơ thể mất nước và chất điện giải với số lượng lớn mà không được bù đắp kịp thời, các cơ quan nội tạng sẽ bị ảnh hưởng. Tình trạng mất nước kéo dài có thể dẫn đến suy thận cấp, tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim và thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

2. Nhiễm trùng huyết

Một số tác nhân gây ngộ độc thực phẩm, chẳng hạn như Salmonella hoặc Listeria monocytogenes, có khả năng xâm nhập vào máu, gây nhiễm trùng huyết. Khi vi khuẩn và độc tố lan ra khắp cơ thể qua đường máu, chúng có thể gây viêm và tổn thương nghiêm trọng các cơ quan quan trọng như tim, phổi, gan và thận.

Nhiễm trùng huyết là một tình trạng khẩn cấp, có tỷ lệ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời. Các triệu chứng bao gồm sốt cao, mạch nhanh, huyết áp giảm và suy giảm chức năng các cơ quan.

3. Sốc độc tố do vi khuẩn

Một số loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm, chẳng hạn như Clostridium botulinum, sản xuất độc tố cực mạnh có khả năng ảnh hưởng đến hệ thần kinh và các chức năng cơ bản của cơ thể.

Ngộ độc botulinum, một dạng ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng, có thể gây liệt cơ, suy hô hấp và tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Chỉ cần một lượng nhỏ độc tố botulinum cũng đủ để gây nguy hiểm đến tính mạng.

4. Ảnh hưởng đến các nhóm người dễ bị tổn thương

Ngộ độc thực phẩm trở nên đặc biệt nguy hiểm với những nhóm người có hệ miễn dịch yếu hoặc dễ bị tổn thương, bao gồm trẻ em, người già, phụ nữ mang thai và những người mắc bệnh mãn tính.

– Trẻ em: Cơ thể trẻ nhỏ không có đủ sức đề kháng để chống lại các tác nhân gây ngộ độc và dễ rơi vào tình trạng mất nước hoặc sốc nhiễm trùng.

– Người già: Hệ miễn dịch suy giảm khiến họ khó chống lại vi khuẩn hoặc độc tố, dẫn đến nguy cơ biến chứng cao hơn.

– Phụ nữ mang thai: Ngộ độc thực phẩm có thể gây nguy hiểm không chỉ cho người mẹ mà còn cho thai nhi, với nguy cơ sảy thai, sinh non hoặc dị tật bẩm sinh.

5. Chậm trễ trong cấp cứu

Trong nhiều trường hợp, ngộ độc thực phẩm có thể được điều trị hiệu quả nếu phát hiện và cấp cứu kịp thời. Tuy nhiên, khi người bệnh chủ quan hoặc không được tiếp cận dịch vụ y tế kịp thời, tình trạng có thể trở nên nghiêm trọng hơn.

Ví dụ, một số người có thể không nhận ra rằng tiêu chảy và nôn mửa kéo dài là dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng, dẫn đến mất cơ hội được bù nước và điều trị đúng cách.

Làm thế nào để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm dẫn đến tử vong?

– Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến hoặc ăn uống. Nấu chín thực phẩm và tránh ăn các món tái sống như gỏi hoặc sushi từ nguồn không đảm bảo.

– Lưu trữ thực phẩm đúng cách: Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh ở nhiệt độ phù hợp, tránh để lâu hoặc sử dụng thực phẩm đã hỏng.

– Cảnh giác với các dấu hiệu bất thường: Khi gặp các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao, tiêu chảy liên tục hoặc đau bụng dữ dội, hãy đến ngay cơ sở y tế.

– Bù nước và điện giải kịp thời: Sử dụng dung dịch bù nước Oresol hoặc nước uống điện giải để ngăn chặn tình trạng mất nước.

Next Post

Người đàn ông ở Bình Dương bị đ:ấm túi bụi giữa đường, tiên lượng nặng: Phẫn nộ xem clip diễn biến

T5 Th1 2 , 2025
Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết anh B. đang hôn mê sâu, phải thở máy, chẩn đoán dập não trán hai bên, huyết áp tụt, tiên lượng nặng. Ngày 1/1/2025, Tạp chí Người đưa tin đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Người đàn ông ở Bình Dương bị […]

Bài Liên Quan