Quan trọng là các con ngoan ngoãn, ham học hỏi thì cô nào cũng quý.
Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, không ít phụ huynh lăn tăn chuyện quà cáp cho giáo viên. Với nhiều cha mẹ, mục đích đôi khi không phải muốn thầy cô giáo biệt đãi con, mà đơn giản là một cách thể hiện lòng biết ơn đối với những người đã chăm sóc, dạy dỗ các con.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, văn hóa phong bì sẽ dẫn tới những sự phân biệt đối xử giữa trẻ có cha mẹ tặng hay không tặng. Nghề giáo, một khi đã nhuộm màu vật chất thì khó lòng cao quý. Đó cũng là lý do rất nhiều trường quy định “nói không” với quà tặng và phong bì.
Cô Thanh Nga, cựu hiệu trưởng một trường mầm non quốc tế, hiện là chủ nhóm mầm non tại quận 9, TP. Thủ Đức chia sẻ câu chuyện cảm động về chuyện tặng quà dịp 20/11. Sáng hôm đó, cô Nga phát hiện 1 em học sinh lúc mới vào học rất hào hứng nhưng tầm nửa ngày có vẻ buồn, cô hỏi thăm mới biết rằng con nhớ mẹ. Được cô an ủi, tâm trạng con có phần khá hơn.
Tuy nhiên, buổi chiều khi mẹ đến đón, cậu bé giận dỗi và chạy về trước. Tầm 30, 45 phút sau, hai mẹ con quay lại. Con cầm 1 nhánh hoa và 1 tờ 50 ngàn đồng với vẻ mặt hớn hở và nói “con tặng cô”. Cô Nga cho biết, bản thân mình khá bất ngờ vì cô hiểu hoàn cảnh của gia đình em học sinh khá khó khăn. Mẹ em mua bán ve chai hàng ngày bằng xe đạp.
Người mẹ sau đó tâm sự: “Bé giận em vì không tặng hoa cho cô, các bạn đều có mà con không có. Mà cô ơi, tặng hoa không thì em thấy kì lắm, nhiều tiề.n thì em không đủ điều kiện. Em ráng mua 1 cây bông và 50 ngàn đồng tặng cô. Tặng cô mà có 50 ngàn đồng em cũng thấy kì lắm cô ơi”. Cô Nga cho biết mình đã khóc, ôm chặt đứ.a b.é vào lòng và cảm ơn. Sau đó cô nhận bông hoa, xin gửi lại cho mẹ 50 ngàn đồng để mẹ về mua sữa, bởi chỉ cần như thế là cô đã hạnh phúc rồi.
Cô Nga trong một hoạt động với học sinh
Đối với cô, tri ân là nhớ ơn. Mỗi lần đến lễ là cô rất nôn nao vì các con và ba mẹ luôn dành cho cô những tình cảm chân thật nhất, tôn trọng nhất. Có những bạn đã ra trường (lên lớp 1) hàng năm ngày 20/11 vẫn đến tặng cho cô 1 bó hoa nhỏ. Cô nói rằng, nghề nào cũng vậy, cũng có người này, người nọ nên đừng quy chụp tất cả.
Hiện nay ở những thành phố lớn, một món quà cũng mất 300 – 500 nghìn đồng, quà cũng theo vật giá leo thang mỗi năm. Số tiề.n này có thể không là bao với những phụ huynh khá giả nhưng cũng có thể là số tiề.n đáng kể đối với những phụ huynh khác. Khi mà tiề.n lương hằng tháng chỉ đủ chi tiêu tằn tiện, họ phải đắn đo cân nhắc xem có nên tặng cô để con mình bằng bạn bằng bè.
Học sinh ngoan, siêng học, cha mẹ quan tâm, đồng hành cùng việc học của con là món quà lớn nhất cho thầy cô. Cô sẽ không vì bạn này không đi mà ghét, trù ẻo, cũng không vì bạn kia tặng nhiều quà mà quý hơn. Quan trọng là các con ngoan ngoãn, ham học hỏi thì cô nào cũng quý.
3 câu sau còn hiệu quả hơn tặng quà
Trên thực tế, giáo dục nhà trường không tách rời giáo dục gia đình. Phụ huynh cần phối hợp chặt chẽ với nhà trường, với giáo viên chủ nhiệm lớp để giáo dục con em mình một cách tốt nhất. Sự quan tâm này còn hiệu quả hơn tặng quà.
1. Gần đây con tôi thế nào? Có điều gì cần cải thiện không?
Đối mặt với hàng chục học sinh trong lớp mỗi ngày, dù giáo viên có tận tâm đến đâu thì đôi khi cũng sẽ không bao quát hết. Vì vậy, đừng giao phó hết việc dạy dỗ con cái cho thầy cô. Cha mẹ nên thường hỏi nhiều hơn về tình trạng học tập của con mình, có thể đưa ra một số gợi ý để khuyến khích con tiến bộ.
2. Tôi sẽ đồng hành cùng con ở nhà
Việc phụ huynh kèm cặp con em tại nhà là rất cần thiết và cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và phối hợp cùng với nhà trường đưa đến hiệu quả giáo dục cho con em mình.
Để việc dạy con học tại nhà có hiệu quả, phụ huynh cần chuẩn bị kiến thức cùng con, dành thời gian nhất định trong ngày để trao đổi, liên lạc với giáo viên, tìm hiểu phương pháp trong việc dạy và học, sắp xếp, bố trí thời gian dạy con hợp lý và không nên gây áp lực cho con. Từ đó tạo cho con tâm lý thoải mái, không sợ hãi và hứng khi ngồi vào bàn học tại nhà.
3. Nếu con thiếu quy tắc, xin thầy cô hãy cứ nghiêm khắc
Học trò thì thời nào cũng hiếu động và nghịch ngợm. Nếu giáo viên không dám kỷ luật vì sợ bị cha mẹ phàn nàn, các em thường lờn mặt rồi nề nếp lớp sẽ đi xuống. Có em còn tưởng thầy cô đang sợ mình và cần mình nên còn tỏ thái độ coi nhẹ thầy cô. Theo thời gian, trẻ ngày càng không vâng lời và kết quả học tập suy giảm.
Nếu cha mẹ có thể trấn an giáo viên và nói rõ rằng họ có thể nghiêm khắc hơn với con mình thì chắc chắn đó sẽ là một điều tốt cho sự trưởng thành của trẻ. Một giáo viên nghiêm khắc sẽ tạo ra một học sinh giỏi. Hãy khuyến khích thầy cô nghiêm khắc nhưng vẫn đủ yêu thương để các con được nên người.