Chi tiết bảng lương Giáo viên cấp 1, 2, 3 từ ngày 1/7

Trước thông tin cải cách tiền lương vào 7.2024 tới đây, giáo viên bày tỏ sự vui mừng và đặt nhiều niềm tin, kỳ vọng đồng lương sẽ được cải thiện đáng kể.

Năm 2024, giáo viên kì vọng tiền lương sẽ tăng lên đáng kể. Ảnh minh hoạ: Phan Tuấn

Cải cách tiền lương thực hiện ngày 1.7.2024

Điểm nổi bật được quan tâm trong chính sách năm 2024 là việc cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo vị trí việc làm.

Trong đó, đội ngũ giáo viên đang là lực lượng chủ yếu trong hệ thống cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang hiện nay.

Theo Nghị quyết 27-NQ/TW 2018, bảng lương sẽ thiết kế cơ cấu mới gồm: Lương cơ bản (70% tổng quỹ lương) + phụ cấp (30% quỹ lương). Ngoài ra, bảng lương sẽ bổ sung thêm tiền thưởng, chiếm khoảng 10% quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp.

Cơ cấu tiền lương mới sau cải cách của giáo viên sẽ gồm ba bộ phận là lương cơ bản, phụ cấp và tiền thưởng, tính theo công chức: Lương = Lương cơ bản + phụ cấp + thưởng (nếu có).

Như vậy, việc trả lương của giáo viên là viên chức sẽ không thực hiện theo hệ số x mức lương cơ sở như hiện nay mà được thay thế bằng các bảng lương theo vị trí việc làm gồm một bảng lương chức vụ và một bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ.

Đồng thời, cải cách tiền lương sẽ xây dựng 3 bảng lương đối với lực lượng vũ trang, gồm: 1 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm); 1 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an và 1 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay).

Áp dụng chế độ tiền lương, phụ cấp thống nhất

Ngoài việc cải cách tiền lương từ 1.7.2024, Quốc hội cũng quyết định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội gắn với lương cơ sở.

Từ ngày 1.7.2024, bãi bỏ tất cả các cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước, áp dụng chế độ tiền lương, phụ cấp, thu nhập thống nhất.

Không tiếp tục áp dụng cơ chế đặc thù hiện hành đối với phần kinh phí thường xuyên theo cơ chế quản lý tài chính đặc thù (chi hoạt động, tăng cường năng lực, hiện đại hóa, đảm bảo hoạt động chuyên môn…) của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước.

Chia sẻ thêm về câu chuyện tiền lương của giáo viên trước đợt cải cách tiền lương vào tháng 7.2024 tới đây, cô Nguyễn Thị Thoa – giáo viên Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (Hải Dương) cũng hi vọng tiền lương giáo viên sẽ được ưu tiên xếp cao nhất trong khối hành chính sự nghiệp.

“Tiền lương là vấn đề rất quan trọng với mỗi giáo viên hiện nay. Khi nhà giáo sống được bằng tiền lương sẽ yên tâm công tác hơn” – cô Thoa bày tỏ.

Là một trong số các giáo viên trông chờ vào cải cách tiền lương, thầy Nguyễn Văn Tiến – giáo viên cấp THPT tại Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cũng đánh giá, việc tăng lương cho giáo viên là điều quan trọng và rất cần thiết.

“Nghề giáo đóng vai trò rất quan trọng trong đào tạo nhân lực. Do đó, các giáo viên luôn mong muốn được các cấp lãnh đạo quan tâm, chăm sóc đời sống để ổn định công tác. Tăng lương sẽ tăng động lực cho các giáo viên bám trụ với nghề” – thầy Tiến nói.

Next Post

Tạm giữ hình sự đối tượng điều khiển xe container tông vào xe của CSGT

T3 Th3 12 , 2024
Xe ôtô tuần tra của tổ công tác vượt lên phía trước xe container và ra hiệu lệnh dừng xe. Lúc này Nguyễn Văn Thành tiếp tục điều khiển xe container BKS 15C – 209.32 đâm thẳng vào phía sau xe ôtô của tổ công tác khiến phần đuôi xe […]

Bài Liên Quan