Lo cho con học hành đến nơi đến chốn, mong con lớn lên sẽ có công ăn việc làm, có tương lai sáng lạn đó là mong muốn chính đáng của tất cả các bậc phụ huynh. Điều đó không sai, nhưng trong quá trình nuôi dạy, đôi khi chúng ta lại quên mất đi mục đích ban đầu là ‘học để làm gì’.
Câu chuyện của cậu bé 9 tuổi dưới đây thật đau lòng nhưng cũng là một bài học đáng giá cho tất cả bố mẹ hiện đại!
Cụ thể là cách đây ít lâu, một cậu bé có tên Tiểu Tiêm (Trung Quốc) bỗng dưng rơi vào trạng thái hôn mê khi đang làm bài tập về nhà. Bố mẹ phát hiện và đưa bé đi cấp cứu. Kết quả kiểm tra cho thấy bé bị suy đa tạng. Trên đường đến bệnh viên, đứa trẻ 9 tuổi có tỉnh dậy 1 lần và nhìn thấy mẹ đang ngồi bên cạnh mình nên liền nói: “Con mệt quá, con ngủ một chút”. Sau đó bé nhanh chóng thiếp đi. Người mẹ cũng không thể ngờ rằng đó là những lời nói cuối cùng mà bản thân nghe được từ con trai.
Bác sĩ thông tin thêm, tình trạng của bé là đ/ộ/t t/ử/ do suy đa tạng, làm việc quá sức và không còn khả năng sinh tồn. Bác sĩ có hỏi về khoảng thời gian trước lúc mất, cậu bé đã phải làm những việc gì. Nói đến đây, cặp bố mẹ bắt đầu nhìn nhau và khóc không cầm được nước mắt.
Người mẹ nói rằng con từng là một đứa trẻ học hành rất giỏi giang và cũng rất ham học. Chính vì thế bố mẹ đầu tư mọi tiền bạc chỉ để cho con đi học, thậm chí học trên lớp cả ngày từ thứ 2 đến thứ 6 xong tối nào cũng chỉ ăn vội chiếc bánh mì hoặc bánh bao và đi học thêm các lớp học buổi tối như tiếng Anh, tiếng Pháp và Toán. 9h tối về nhà ăn cơm và tiếp tục làm bài tập về nhà đến khuya.
Tuy nhiên khoảng thời gian gần đây, chị thấy kết quả học tập của con có sa sút mà kì thi học sinh giỏi đang đến gần nên bà mẹ lo lắng, quyết tâm đăng kí thêm lớp học thêm cuối tuần cho con trai. Theo đó bình thường cuối tuần Tiểu Tiêm sẽ đi học vẽ và chơi bóng rổ thì nay mẹ Tiểu Tiêm bỏ hết các môn năng khiếu này, thay vào đó là tăng buổi học Toán và Văn.
Vậy là Tiểu Tiêm đi học cả ngày lẫn đêm và học thêm cả cuối tuần. Thời gian ở nhà thì ăn uống và lao vào làm bài tập về nhà. Buổi tối hôm xảy ra sự việc, thấy con trai có biểu hiện chán nản, mệt mỏi không muốn làm bài, mẹ có động viên “Tiểu Tiêm ngoan, con học cố nốt mấy hôm nữa để thi bằng được học sinh giỏi, thi xong mẹ sẽ cho con nghỉ ngơi và đi du lịch. Con làm bài đi nhé, xong mới được ra ăn cơm”.
Người mẹ không thể ngờ rằng lời hứa của chị còn chưa thể thực hiện thì Tiểu Tiêm đã qua đời. Khi nghe bác sĩ nói nguyên do, mẹ Tiểu Tiêm dường như còn không tin đó là sự thật, việc học quá nhiều đã khiến con trai chị kiệt sức mà ra đi mãi mãi.
Mẹ Tiểu Tiêm còn yêu cầu bác sĩ kiểm tra kĩ hơn nhưng kết quả vẫn là như vậy. Ai cũng lắc đầu ngao ngán, riêng bố mẹ Tiểu Tiêm hối hận giờ đã không kịp nữa.
Đau lòng hơn nữa trường hợp của cậu bé Tiểu Tiêm không phải là câu chuyện duy nhất mà trước đó cũng có rất nhiều đứa trẻ gặp nạn chỉ vì học hành quá sức cùng với những áp lực thành tích của bố mẹ.
Dường như nhiều bậc cha mẹ đã quên đi mục đích ban đầu của giáo dục là để làm cho trẻ em trở thành một người tốt hơn. Thế nhưng trong quá trình giáo dục con cái, cha mẹ đã đi chệch mục đích giáo dục ban đầu và trở nên chỉ đo bằng kết quả học tập.
Trẻ có thể qua đời vì học tập quá sức không
Tôi đã mang câu hỏi này đi tìm hiểu ở nhiều tài liệu đáng tin cậy cũng như hỏi ý kiến các chuyên gia thì đều nhận được 1 câu trả lời, đó là ‘CÓ’.
Trẻ em có thể gặp nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí t/ử v/o/n/g, do học quá sức. Tuy trường hợp này hiếm, nhưng áp lực học tập quá lớn và căng thẳng kéo dài có thể gây ra những vấn đề sức khỏe sau đây:
1. Stress và suy nhược thần kinh
Căng thẳng kéo dài do học quá sức có thể làm trẻ bị stress mãn tính, gây mất ngủ, chán ăn, hoặc trầm cảm nặng. Trong một số trường hợp, sự kiệt quệ tinh thần và thể chất dẫn đến suy nhược nghiêm trọng.
2. Mất cân bằng thể chất
Học quá sức thường đi kèm thiếu ngủ, bỏ bữa hoặc dinh dưỡng không đầy đủ. Điều này làm giảm sức đề kháng, dễ dẫn đến suy kiệt hoặc các bệnh lý nghiêm trọng như suy tim, đột quỵ, đặc biệt ở trẻ có bệnh lý tiềm ẩn.
3. Tăng nguy cơ t;ự t;ử
Áp lực điểm số và kỳ vọng có thể khiến trẻ cảm thấy bế tắc, nhất là khi không được gia đình hoặc nhà trường hỗ trợ tâm lý. Điều này có thể dẫn đến hành vi t;ự t;ử nếu không được can thiệp kịp thời.
4. Các vấn đề sức khỏe mãn tính
Thói quen ngồi lâu học bài hoặc ít vận động có thể gây đau nhức xương khớp, béo phì, hoặc bệnh tim mạch. Khi không phát hiện và điều trị kịp, các bệnh này có thể tiến triển nặng.