Xôn xao thông tin ‘lương giáo viên lên đến hơn 27 triệu đồng mỗi tháng’ từ tháng 7 sắp tới. Thực hư thế nào
Hiện nay, mọi người đều đang rất trông ngóng đợt cải cách tiền lương mạnh mẽ từ 1/7 cho cán bộ, công chức, viên chức, người nghỉ hưu trên cả nước.
Theo WTT, đặc biệt, nhiều thông tin cho rằng, những người làm trong ngành giáo dục sẽ được tăng lương nhiều hơn các ngành còn lại khiến nhiều giáo viên không khỏi vui mừng.
Mới đây, trên một số diễn đàn của giáo viên có thông tin chia sẻ ‘lương của giáo viên trung học phổ thông lên đến hơn 27 triệu đồng/tháng’ sau cải cách tiền lương. Nhiều người đặt ra câu hỏi đây có phải bảng lương chính thức của giáo viên từ 01/7/2024.
Thông tin này đã được đăng tải trên báo, mình chia sẻ lại trong bài viết dưới đây cho mọi người cùng biết nhé!
Giáo viên sẽ được tăng lương sau cải cách, ảnh: DSD
Theo thông tin chính thức, hiện tại chưa có bảng lương chính thức của cán bộ, công chức, viên chức nói chung và của giáo viên nói riêng khi Nhà nước thực hiện cải cách tiền lương. Cùng với đó, các cơ quan liên quan cũng chưa ban hành dự thảo bảng lương mới từ ngày 01/7/2024.
Chính vì vậy, bảng lương 27 triệu kia chưa có tính xác thực cho đến thời điểm này!
Do đó, những bảng lương đang được chia sẻ trên các mạng xã hội chưa phải bảng lương chính thức và cũng không nằm trong dự thảo bảng lương khi cải cách tiền lương.
Khi thực hiện cải cách tiền lương, giáo viên sẽ bãi bỏ cách tính lương hiện nay theo mức lương cơ sở (1,8 triệu đồng/tháng) và hệ số lương tương ứng với chức danh, chức vụ, công việc đang thực hiện. Đồng thời, xây dựng bảng lương mới bằng con số cụ thể.
Cách tính tiền lương giáo viên 2024 theo hệ số lương và khi cải cách tiền lương thế nào?
Giai đoạn từ ngày 1.1.2024 đến hết ngày 30.6.2024 chưa thực hiện cải cách tiền lương nên tiền lương giáo viên vẫn được tính dựa trên hệ số lương.
Giai đoạn từ ngày 1.7.2024 bắt đầu thực hiện cải cách tiền lương nên tiền lương giáo viên không còn được tính theo quy định hiện hành.
Nhiều người ủng hộ việc cải thiện tiền lương cho giáo viên, ảnh: DSd
Cách tính tiền lương giáo viên giai đoạn từ 1.1.2024 – hết ngày 30.6.2024 (chưa thực hiện cải cách tiền lương) được tính bằng công thức: Tiền lương = Lương cơ sở x Hệ số lương.
Trong đó, mức lương cơ sở hiện hành là 1,8 triệu đồng theo quy định tại Nghị định 24/2023/NĐ-CP. Hệ số lương giáo viên tùy vị trí giảng dạy mà sẽ có hệ số lương khác nhau.
Tiền lương giáo viên hiện nay theo từng vị trí giảng dạy như sau:
Tiền lương giáo viên mầm non
Căn cứ quy định tại Điều 8 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT quy định về cách xếp lương giáo viên mầm non được xếp theo 3 hạng I, II, III (tương đương viên chức loại A2, A1, A0).
Với giáo viên mầm non hạng III có 10 bậc lương từ 1-10, hệ số lương từ 2,1 – 4,89. Mức lương cao nhất là 8,802 triệu đồng.
Giáo viên mầm non hạng II có 9 bậc lương, hệ số lương từ 2,34 – 4,98. Mức lương cao nhất là 8,964 triệu đồng.
Giáo viên mầm non hạng I có có hệ số lương từ 4 – 6,38. Mức lương cao nhất là 11,484 triệu đồng.
Đợt cải cách tháng 7 sắp tới được coi là đợt cải cách tiền lương mạnh mẽ, ảnh: DSD
Tiền lương giáo viên tiểu học
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT quy định về cách xếp lương giáo viên tiểu học được xếp theo 3 hạng 1, 2, 3 (áp dụng hệ số lương của viên chức tương đương loại A2 – nhóm A2.1; loại A2 – nhóm A2.2 và loại A1).
Tiền lương giáo viên trung học cơ sở
Căn cứ quy định tại Điều 8 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT quy định về cách xếp lương giáo viên trung học cơ sở được xếp theo 3 hạng 1, 2, 3 (áp dụng hệ số lương của viên chức tương đương loại A2 – nhóm A2.1; loại A2 – nhóm A2.2 và loại A1).
Tiền lương giáo viên trung học phổ thông
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT quy định về cách xếp lương giáo viên trung học phổ thông được xếp theo 3 hạng 1, 2, 3 (áp dụng hệ số lương của viên chức tương đương loại A2 – nhóm A2.1; loại A2 – nhóm A2.2 và loại A1).
Tăng lương giúp giáo viên cải thiện đời sống, ảnh: DSD
Cách tính tiền lương giáo viên giai đoạn từ 1.7.2024 (bắt đầu thực hiện cải cách tiền lương) theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.
Từ 1.7.2024 thì tiền lương giáo viên được xây dựng: Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
Bảng lương giáo viên chuyên môn, nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương theo nguyên tắc: Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau;
Điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề; Sắp xếp lại nhóm ngạch và số bậc trong các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, khuyến khích công chức, viên chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức phải gắn với vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý viên chức thực hiện.
Lương giáo viên mới được được thiết kế dựa trên cơ cấu tiền lương mới theo công thức tạm tính: Lương thực nhận = Lương cơ bản + Phụ cấp (nếu có) + Thưởng (nếu có).