Xôn xao chuyện Bảo vật quốc gia bằng đá, hễ gặp nước là nổi hình rồng cuộn tại đền thờ vua Đinh ở Ninh Bình

Tại đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng (xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) còn lưu giữ cặp long sàng là Bảo vật quốc gia “độc nhất” ở Việt Nam. Đặc biệt, sau cơn mưa, trời hửng nắng, ánh nắng rọi lên mặt long sàng càng làm nổi bật hình rồng cuộn với nhiều chi tiết độc đáo.

Bảo vật quốc gia thể hiện quyền uy của nhà vua
Có dịp về đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng (Khu di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư), phóng viên Dân Việt quan sát có một cặp sập đá rất đặc biệt.

Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng (Khu di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư). Ảnh: Vũ Thượng.

Qua tìm hiểu, cặp sập đá này còn gọi là long sàng do nhân dân Trường Yên công đức, chế tác bằng đá xanh nguyên khối hình hộp chữ nhật, nặng khoảng 2 tấn (dày gần 20cm, dài gần 2m, rộng gần 1,5m).

Thời điểm quan sát, tại tỉnh Ninh Bình xuất hiện những cơn mưa nhỏ hạt, nước đọng lại trên bề mặt song sàng đã làm nổi lên hình rồng với từng đường nét chạm khắc tinh tế.

Một hướng dẫn viên tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa cho biết: “Sau cơn mưa, trời hửng nắng, ánh nắng rọi xuống sân đền, rọi lên mặt long sàng thì hình ảnh rồng ẩn hiện trong ánh sáng lấp lánh của nước, của mặt trời càng rõ hơn”.

Long sàng (sập đá) tại đền thờ vua Đinh thu hút nhiều người dân, du khách đến tham quan. Ảnh: Vũ Thượng

Khi có nước, chi tiết điêu khắc, chạm trổ hình cong rồng cuộn trên mặt long sàng đá mới nổi rõ, hiện lên sinh động trong sự ngạc nhiên, tích thú của nhiều du khách khi tới Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng ở xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Ảnh: Vũ Thượng.

Con Rồng tượng trưng cho uy quyền của nhà vua. Ảnh: Vũ Thượng

Theo hướng dẫn viên này, cặp long sàng tại đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng có trang trí hình rồng cuộn với nhiều chi tiết độc đáo.

Rồng tượng trưng cho uy quyền của nhà vua, cũng là linh vật mang ước vọng cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ cho người dân trong vùng.

Cặp long sàng là Bảo vật quốc gia

Cặp long sàng bằng đá nguyên khối ở đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng (xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) là bảo vật quốc gia. Ảnh: Vũ Thượng

Cặp long sàng tại đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng được người dân Cố đô Hoa Lư chế tác từ khoảng thế kỷ XVII.

Người thợ thủ công chế tác đá tài hoa trên những phiến đá nguyên khối, qua bàn tay của các nghệ nhân xưa, rồng được chạm khắc thân lớn, đuôi thẳng, phủ vảy đơn, đao mác lá hỏa, thể hiện tính phóng khoáng.

Bên cạnh đó, các chân của rồng khi là móng chim ưng, khi lại được nhân hóa như bàn tay người, đường diềm 4 phía long sàng chạm nổi những họa tiết như mây, cá, tôm, chồn, chuột…mang đậm chất dân gian.

Ngoài ra, phía mặt đứng của long sàng chạm khắc các họa tiết như: Hoa cúc, hoa chanh, thiên nga…đây là những họa tiết tạo nên sự khác biệt cho long sàng đền thờ vua Đinh so với hệ thống sập thờ khác của Việt Nam.

Hình rồng hiện rõ khi gặp nước. Ảnh: Vũ Thượng
Long sàng đền thờ vua Đinh ở Ninh Bình là Bảo vật quốc gia có chạm khắc nhiều họa tiết. Ảnh: Vũ Thượng

Người dân và du khách thắp hương tại đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng. Ảnh: Vũ Thượng
Phần chân đế của long sàng có kê chín khối đá, kích thước không đều nhau, vuốt tròn đều, thu lại về phía trên, tạo thế vững chãi đỡ mặt long sàng.

Cặp long sàng tại đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng được đánh giá là đẹp nhất, tiêu biểu nhất trong nghệ thuật điêu khắc sập thờ ở Việt Nam. Đây cũng là những giá trị tiêu biểu về niên đại, mỹ thuật và đặc biệt là tiêu chí hiện vật gốc độc bản.
Năm 2017, cặp long sàng (sập đá) ở đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng (xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) được công nhận là bảo vật quốc gia.

Next Post

Bà Trương Mỹ Lan khai lý do cho quyền CEO SCB hơn 100 tỷ đồng

T4 Th3 13 , 2024
Bà Trương Mỹ Lan xác nhận đã cho Quyền Tổng giám đốc SCB Trương Hoàng Khánh cổ phần, tiền vì “có công sức đóng góp cho SCB” nhưng không nhớ cụ thể bao nhiêu. Ngày 13/3, phiên xét xử bà Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn […]

Bài Liên Quan