Từ 2025, hàng nghìn người được hưởng thêm 3-4 triệu đồng/tháng bên cạnh đó thêm quyền lợi lớn cho người không có lương hưu.
Theo báo Người đưa tin đăng tải bài viết có tiêu đề Từ nay: Hàng nghìn người được hưởng thêm 3-4 triệu đồng/tháng, thêm quyền lợi lớn cho người không có lương hưu. Nội dung như sau:
Hàng nghìn người được hưởng thêm 3-4 triệu đồng/tháng
Công chức, viên chức tại Hà Nội đang được áp dụng chính sách vượt trội theo Luật Thủ đô 2024. Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên thuộc Hà Nội quản lý được hưởng thu nhập tăng thêm căn cứ theo năng lực, hiệu quả công việc.
Khoản 1 Điều 35 quy định HĐND TP Hà Nội quyết định sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư sau khi đã bảo đảm đủ nguồn để thực hiện cải cách tiền lương cho cả thời kỳ ổn định ngân sách theo quy định của cấp có thẩm quyền và bảo đảm các chính sách xã hội, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội do Trung ương ban hành để thực hiện chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức theo quy định trên.
Tổng mức chi không vượt quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản (lương cơ bản = hệ số lương x 2,34 triệu đồng) của cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của TP Hà Nội.
Tổng mức chi thu nhập tăng thêm này không vượt quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của TP Hà Nội.
Trước đó, UBND TP Hà Nội ban hành Văn bản số 4405/UBND-SNV về việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức.
HĐND Thành phố ban hành Nghị quyết số 46/2024/NQ-HĐND quy định chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên thuộc Hà Nội quản lý.
Thực tế, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan đơn vị thuộc thành phố đang thực hiện khối lượng công vụ, nhiệm vụ rất lớn.
Theo báo cáo của UBND Thành phố thì tính riêng số biên chế công chức hiện có, trung bình mỗi công chức của Hà Nội đang phục vụ 684 người dân, cao hơn 2,7 lần so với bình quân chung của cả nước (bình quân một công chức phục vụ 246 người dân.

Thêm quyền lợi lớn cho người không có lương hưu
– Thêm tầng trợ cấp
Một trong những điểm nổi bật của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 là bổ sung trợ cấp hưu trí xã hội nhằm đảm bảo cuộc sống tốt hơn cho người cao tuổi gồm: Giảm độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội từ 80 tuổi xuống 75 tuổi, một số nhóm đối tượng đặc biệt có thể hưởng từ 70 tuổi; Tăng mức trợ cấp lên 500.000 đồng/người/tháng từ 1/7/2025; Cung cấp bảo hiểm y tế miễn phí cho người cao tuổi từ 75 tuổi trở lên không có lương hưu.
Dự kiến, khoảng 1,2 triệu người từ 75 tuổi trở lên sẽ được hưởng chính sách này ngay khi luật có hiệu lực. Bên cạnh đó, nhóm người từ 60 đến dưới 75 tuổi, không có lương hưu nhưng từng tham gia bảo hiểm xã hội, cũng sẽ được nhận trợ cấp tùy theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội.
Để được hưởng chế độ này, người lao động cần đáp ứng điều kiện không nhận bảo hiểm xã hội một lần, không bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu hưởng trợ cấp hằng tháng.
Luật Bảo hiểm xã hội 2024 không chỉ mở rộng diện bao phủ mà còn đảm bảo an sinh xã hội bền vững, giúp hàng triệu người cao tuổi có cuộc sống ổn định hơn trong tương lai.
– Được hưởng trợ cấp hằng tháng
Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024, từ ngày 1-7-2025, người lao động nếu đủ điều kiện hưởng lương hưu thì sẽ được hưởng lương hưu; đủ điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí xã hội thì sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Tuy nhiên, vẫn còn một đối tượng là chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu nhưng chưa đến độ tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội thì sẽ được hưởng chính sách trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 như sau:
– Đối tượng được hưởng
Khoản 1 Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 nêu rõ, điều kiện để người lao động được trợ cấp hằng tháng là đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
– Công dân Việt Nam đủ tuổi nghỉ hưu từ 1-7-2025 – thời điểm Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực tức là lao động nam đủ 61 tuổi 3 tháng và lao động nữ đủ 56 tuổi 8 tháng, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện hưởng lương hưu.
Trong đó, điều kiện hưởng lương hưu được nêu tại Điều 64 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 là có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên và một trong các trường hợp sau đây:
Đủ tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường (tức lao động nam đủ 61 tuổi 3 tháng và lao động nữ đủ 56 tuổi 8 tháng) trong trường hợp bị suy giảm khả năng lao động, làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 15 năm trở lên thì được nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn không quá 5 tuổi tức là 56 tuổi 3 tháng với lao động nam và 52 tuổi với lao động nữ tính từ 1-7-2025.
Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với điều kiện lao động bình thường (tức là từ 1-7-2025 lao động nam 51 tuổi 3 tháng và lao động nữ 46 tuổi 08 tháng), và có từ đủ 15 năm trở lên làm công việc khai thác than trong hầm lò. Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi làm nhiệm vụ được giao…
– Công dân Việt Nam chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí xã hội theo Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2024. Cụ thể:
Từ đủ 75 tuổi trở lên. Không hưởng lương hưu/trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng trừ có quy định khác Có văn bản đề nghị hưởng trợ cấp hưu trí xã hội
– Không hưởng bảo hiểm xã hội một lần và không bảo lưu.
– Có yêu cầu được hưởng trợ cấp hằng tháng từ chính khoản đóng của mình theo thời gian và mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động.
Như vậy, người lao động 60 tuổi chưa đáp ứng điều kiện được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội và thêm điều kiện là chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu mà không bảo lưu hoặc nhận bảo hiểm xã hội 1 lần thì được trợ cấp hằng tháng.
Báo An ninh Tiền tệ ngày 18/03 đưa thông tin với tiêu đề: “Từ tháng 7, những trường hợp sau sẽ dừng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH” cùng nội dung như sau:
Theo khoản 1, khoản Điều 75 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, các trường hợp bị tạm dừng, chấm dứt việc hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng được quy định như sau:
Trường hợp bị tạm dừng lương hưu, trợ cấp
Tạm dừng việc hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng đối với người đang hưởng thuộc 1 trong các trường hợp sau đây:
– Xuất cảnh trái phép.
– Bị Tòa án tuyên bố mất tích.
– Khi không xác minh được thông tin người thụ hưởng.
Trường hợp bị chấm dứt lương hưu, trợ cấp
Chấm dứt việc hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng đối với người đang hưởng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết.
– Từ chối hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng bằng văn bản.
– Kết luận của cơ quan có thẩm quyền về hưởng BHXH không đúng quy định pháp luật.
* Lưu ý: Riêng các đối tượng bị tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp và người bị Tòa tuyên bố là đã chết được tiếp tục chi trả bao gồm cả khoản lương hưu, trợ cấp hằng tháng của thời gian chưa nhận nếu thuộc 1 trong các trường hợp sau:
– Người xuất cảnh trái phép trở về.
– Có quyết định của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích hoặc quyết định tuyên bố là đã chết.
– Trường hợp bị tạm dừng hưởng lương hưu do không xác minh được thông tin người thụ hưởng tiếp tục được chi trả khi xác minh được thông tin thụ hưởng với cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền.
Từ 1/7/2025, đóng bảo hiểm xã hội 15 năm có thể được hưởng lương hưu
Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 nêu rõ, người lao động đóng BHXH 15 năm được hưởng lương hưu. Cụ thể sẽ nhận được mức tiền lương hưu như sau:
– Lao động nữ: Mức tiền lương hưu hằng tháng bằng 45% bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH. Mỗi năm sau đó hưởng thêm 2% cho đến khi đạt mức tối đa 75%.
– Lao động nam: Mức tiền lương hưu hằng tháng bằng 40% bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH. Mỗi năm sau đó hưởng thêm 1%. Từ năm thứ 20 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu là 45%, cứ mỗi năm tham gia thêm 2% cho đến khi đạt tối đa 75%.
Mức tiền lương hưu hằng tháng của đối tượng là người lao động thuộc một số nghề, công việc đặc biệt đặc thù trong lực lượng vũ trang nhân dân do Chính phủ quy định. Nguồn kinh phí thực hiện từ ngân sách nhà nước.
Trước đó, báo Dân trí ngày 18/03 cũng có bài đăng với thông tin: “Cán bộ nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy được thêm chế độ gì?”. Nội dung được báo đưa như sau:
Nghị định 67/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị định số 178/2024/NĐ-CP vừa được ban hành quy định chính sách áp dụng với người nghỉ hưu trước tuổi do sắp xếp tổ chức bộ máy.
Theo đó, có hai nhóm đối tượng được áp dụng. Đầu tiên là cán bộ, công chức, viên chức, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị và lực lượng vũ trang chịu sự tác động trực tiếp của việc sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp.
Nhóm thứ hai là người làm việc trong chỉ tiêu biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước tại các hội được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp huyện chịu tác động trực tiếp của việc thực hiện sắp xếp, hợp nhất, sáp nhập tổ chức bộ máy mà nghỉ hưu trước tuổi sẽ được hưởng chế độ, tùy trường hợp cụ thể.
Trường hợp còn đủ 2-5 năm trước tuổi nghỉ hưu và có đủ thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì còn được hưởng các chế độ sau:
Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;
Được trợ cấp 5 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP;
Được trợ cấp 5 tháng tiền lương hiện hưởng cho 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.
Trường hợp đủ 15 năm công tác trở lên có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và thuộc đối tượng được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội tại thời điểm nghỉ hưu trước tuổi thì được trợ cấp 4 tháng tiền lương hiện hưởng đối với 15 năm đầu công tác; từ năm thứ 16 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.
Trường hợp còn trên 5-10 năm trước tuổi nghỉ hưu và có đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì còn được hưởng các chế độ sau:
Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;
Được trợ cấp 4 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP;
Được trợ cấp 5 tháng tiền lương hiện hưởng cho 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.
Được trợ cấp 5 tháng tiền lương hiện hưởng cho 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.
Trường hợp đủ 15 năm công tác trở lên có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và thuộc đối tượng được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội tại thời điểm nghỉ hưu trước tuổi thì được trợ cấp 4 tháng tiền lương hiện hưởng đối với 15 năm đầu công tác; từ năm thứ 16 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.
Trường hợp còn đủ 2-5 năm mới đến tuổi nghỉ hưu và có đủ thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, trong đó có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lao động ban hành hoặc có đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn do cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lao động ban hành bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 1/1/2021, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, thì còn được hưởng các chế độ sau:
Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;
Được trợ cấp 5 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP;
Được trợ cấp 5 tháng tiền lương hiện hưởng cho 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.
Trường hợp đủ 15 năm công tác trở lên có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và thuộc đối tượng được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội tại thời điểm nghỉ hưu trước tuổi thì được trợ cấp 4 tháng tiền lương hiện hưởng đối với 15 năm đầu công tác; từ năm thứ 16 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng”.
Ngoài được hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và số năm nghỉ sớm, các nhóm đối tượng theo quy định của Nghị định cũng được hưởng chính sách đã quy định của Nghị định 178 như trợ cấp hưu trí một lần cho thời gian nghỉ sớm.
Cũng theo Nghị định 178, cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ hưu trước tuổi theo quy định thuộc đối tượng khen thưởng quá trình cống hiến theo quy định mà còn thiếu thời gian công tác giữ chức vụ lãnh đạo tại thời điểm nghỉ hưu để được khen thưởng quá trình cống hiến thì được tính thời gian nghỉ hưu sớm tương ứng với thời gian còn lại của nhiệm kỳ bầu cử hoặc thời gian bổ nhiệm của chức vụ hiện đảm nhiệm để xét khen thưởng quá trình cống hiến theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng và Nghị định số 98/2023/NĐ-CP.
Mặt khác, cán bộ, công chức, viên chức không thuộc đối tượng xét khen thưởng quá trình cống hiến thì được cấp có thẩm quyền xem xét các hình thức khen thưởng phù hợp với thành tích đạt được.