‘Toát mồ hôi’ với bảng chi phí học tập của 2 học sinh ở TP.HCM: Nhà nghèo nhìn chỉ biết ngậm ngùi

Bảng chi phí của phụ huynh nói trên thu hút nhiều ý kiến trái chiều.

Một trong những gánh nặng lớn nhất của các bậc phụ huynh hiện nay chính là chi phí học hành của con. Ngoài tiền học phí, còn vô vàn khoản chi tiêu cần thiết cho việc học tập của con.

Mới đây, một bảng chi phí học thêm dành cho hai con học lớp 4 và lớp 7 của một phụ huynh ở TP.HCM thu hút chú ý. Theo đó, phụ huynh này có hai con năm nay học lớp 4 và lớp 7. Với bé lớp 4, chi phí mỗi tháng dành cho học hành hết 11,6 triệu đồng. Trong đó có: Tiền học tích hợp 3,6 triệu đồng; Học phí 1,4 triệu đồng; Học phụ đạo 900 nghìn đồng; Bóng đá 1 triệu đồng; Học trung tâm tiếng Anh 2,5 triệu đồng; Luyện thi vào trường cấp hai 2,2 triệu đồng.

Với bé lớp 7, số tiền phụ huynh này chi ra hàng tháng là 10,3 triệu đồng. Trong đó, Tiền học tích hợp 3,6 triệu đồng; Học phí 1,7 triệu đồng; Học thêm Toán 700 nghìn đồng; Khoa học tự nhiên 400 nghìn đồng; Văn 700 nghìn đồng; Học trung tâm tiếng Anh 2,5 triệu đồng; Bóng đá 700 nghìn đồng.

Tổng số tiền cho việc học mỗi tháng là 21,9 triệu đồng.

Một phụ huynh khác ở TP.HCM cũng cho biết, tiền học thêm tiếng Anh hàng tháng của con mình là 4,5 triệu đồng; Học thêm Toán 2 triệu đồng; KHTN, Văn, Sử, Địa 2 triệu đồng; Trượt băng 2 triệu đồng; Vẽ 800 nghìn đồng.

Đầu tư cho giáo dục không có đúng sai, chỉ có phù hợp hay không phù hợp

Bảng chi phí của những phụ huynh nói trên thu hút nhiều ý kiến trái chiều. Trong đó, nhiều người ngưỡng mộ sự “chịu chi” của gia đình. Bởi ngoài số tiền học, nuôi một đứa trẻ còn tốn đủ thứ tiền ăn uống, sinh hoạt… Nếu cha mẹ không làm ra tiền thì việc đầu tư cho con cả 30 triệu đồng/tháng là điều không thể.

Ngoài việc học, những gia đình nói trên còn chú trọng đầu tư năng khiếu cho con. Đây không chỉ là hoạt động trau dồi năng lực của trẻ mà còn là 1 cách giảm stress sau giờ học văn hóa. Nếu con thật sự có tài năng thì hãy tạo điều kiện cho con phát triển, chỉ trừ khi cha mẹ không thể lo nổi.

 

Họ cho rằng đầu tư tri thức cho con là đầu tư đáng giá nhất. Mua cho con căn nhà hay cho con vài tỉ vẫn có thể hết hoặc mất, còn tri thức không ai lấy được đi của con. Ai cũng có khao khát con học hành giỏi giang. Những ông bố bà mẹ bình thường đều sẽ đầu tư cho con học hành trong khả năng cao nhất của mình.

Dù vậy, một số ý kiến cũng cho rằng, cho con học quá nhiều gây áp lực cho con và cả phụ huynh. Cha mẹ luôn muốn con mình đạt kết quả tốt nhất trong học tập, tuy nhiên,học thêm quá nhiều, lịch học vui chơi mất cân bằng sẽ khiến cho các em bị áp lực quá lớn, cảm thấy việc học ngày càng nặng nề, chán nản với việc học, thiếu tính chủ động và năng động trong học tập. Không có thời gian vui chơi và giải trí, rèn luyện sức khỏe, tinh thần.

Phản bác ý kiến này, một số phụ huynh cho rằng, việc học của con là nhu cầu của mỗi gia đình nên không có đúng sai. Khối lượng kiến thức và cách kiểm tra, đánh giá học sinh của chương trình mới khó hơn trước đây. Muốn con có thành tích tốt, hay đỗ vào các trường top đầu có điểm chuẩn cao thì tất nhiên con phải đi học thêm để bổ sung và nâng cao kiến thức, có thể cạnh tranh với các bạn khác.

Những môn năng khiếu học càng sớm càng giúp con phát huy tốt, lại có môi trường cho con tự tin hơn.

Nói chung, mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, nên sẽ không có công thức chung nào cả cho tất cả. Do vậy, mỗi gia đình nên tự đưa ra phương hướng giáo dục phù hợp với con cái mình. Tất cả phụ thuộc vào cách nhìn nhận của bố mẹ về khả năng của con, cũng như hiểu được tâm lý của trẻ để cho con học hành trong phạm vi năng lực, sức khỏe và tinh thần cho phép.

Theo Hiểu Đan (Phụ Nữ Số)

 

Next Post

Hà Nội: Cưỡng chế cơ sở của ‘thần y’ chữa bách bệnh bằng nước ion kiềm, nhịn ăn, không uống thuốc

T6 Th11 1 , 2024
“Đến 9h20 ngày 1/11, lực lượng chức năng đã hoàn thành công tác cưỡng chế, tháo dỡ biển hiệu của cơ sở chữa bách bệnh bằng nước ion kiềm của ông Nguyễn Tiến Nam”. Ông Nguyễn Văn Thêm, Chủ tịch UBND xã Bình Minh (huyện Thanh Oai) cho biết, sáng […]

Bài Liên Quan