Thực hành nối điện ở trường, 1 sinh viên không qua khỏi

Dù biết rõ đây chỉ là sự cố nhưng ai cũng đau xót và ước gì tất cả mọi người trong cuộc cẩn trọng hơn 1 chút để không xảy ra hậu quả đáng tiếc như vậy. Nam sinh vienen 20 tuổi đã ‘mãi mãi ra đi’

Cụ thể, trong quá trình thực hành nối điện, nam sinh viên 20 tuổi tại Đắk Lắk đã bị điện giật ngã quỵ xuống, dù được đưa đi cấp cứu nhưng nam sinh đa qua đời sau đó.

Tối 27/11, cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk cho biết, đang làm rõ nguyên nhân một nam sinh viên bị điện giật trong giờ thực hành nối điện tại Trường Cao đẳng Đắk Lắk và không qua khỏi sau đó.

Theo thông tin ban đầu, khoảng 14h30 cùng ngày, em L.V.P. (20 tuổi, trú xã Đắk Liêng, huyện Lắk) cùng các bạn sinh viên khác của lớp Điện Công nghiệp, Trường Cao đẳng Đắk Lắk thực hành đấu nối điện tại cơ sở 2 của trường tại đường Y Ngông (phường Tân Tiến, thành phố Buôn Ma Thuột).

Em P. hiện là sinh viên năm thứ 2 hệ cao đẳng của Trường Cao đẳng Đắk Lắk.

 

hình ảnh

Cơ sở 2 của Trường Cao đẳng Đắk Lắk nơi xảy ra sự việc học sinh bị điện giật trong giờ thực hành, ảnh: DT

Tại đây, các sinh viên được chia thành từng nhóm để thực hành. Quá trình nối điện, em P. không may bị điện giật ngã quỵ xuống đất. Nam sinh được giáo viên, các sinh viên khác sơ cứu và đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên.

Ngay sau khi tiếp nhận, các bác sĩ đã tích cực điều trị, cứu chữa. Tuy nhiên, đến khoảng 17h02 cùng ngày, bệnh nhân đã tử vong sau 30 phút hồi sức tim phổi, với chẩn đoán ngưng hô hấp tuần hoàn do điện giật.

Một nguồn tin khác cho hay, chiều nay, nam sinh P. tham gia tiết học thực hành. Trong tiết học có 14 bạn dưới sự hướng dẫn của thầy giáo. Các em được chia nhóm ra để thực hành nối điện. Trong quá trình học thì xảy ra sự cố.

Ông Hoàng Minh Cương, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Đắk Lắk chia sẻ: “Đây là sự cố đau lòng, không ai mong muốn. Sau sự việc, thầy cô, sinh viên vào viện để hiến máu nỗ lực trong công tác cứu chữa nhưng rất đáng tiếc. Nhà trường đã báo tin với gia đình để chia sẻ vụ việc. Riêng nguyên nhân ra sao, phía cơ quan chức năng sẽ làm rõ sau”.

Trước đó, chiều cùng ngày, Công an TP Buôn Ma Thuột nhận được tin báo về vụ việc trên. Sau đó, lực lượng công an đã có mặt, bảo vệ hiện trường và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để điều tra.

Cơ quan công an sẽ làm rõ nguyên nhân t/ử v/o/n/g, quy trình tổ chức thực hành, quy trình báo cáo cơ quan chức năng khi xảy ra sự cố. Từ đó, làm rõ có hay không trách nhiệm của giáo viên hướng dẫn, nhà trường.

Tháng 7/2023, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Đắk Lắk sáp nhập với trường Cao đẳng Công nghệ Tây Nguyên và đổi tên thành Cao đẳng Đắk Lắk.

hình ảnh

Những lưu ý quan trọng khi cho học sinh, sinh viên học điện

Học điện là một lĩnh vực kỹ thuật cần sự tập trung cao và kiến thức vững chắc vì liên quan trực tiếp đến an toàn tính mạng. Để đảm bảo hiệu quả học tập và an toàn cho học sinh, sinh viên, các lưu ý sau cần được chú trọng:

1. Cung cấp kiến thức cơ bản về an toàn điện: Trước khi học thực hành, học sinh cần nắm rõ lý thuyết về an toàn điện:

Hiểu rõ các khái niệm cơ bản như điện áp, dòng điện, trở kháng, ngắn mạch.

Nhận biết nguy cơ từ dòng điện như giật điện, cháy nổ, hỏng thiết bị.

Biết cách sử dụng đúng các thiết bị bảo hộ như găng tay cách điện, giày chống tĩnh điện và kính bảo hộ.

Giáo viên cần hướng dẫn cách kiểm tra thiết bị trước khi sử dụng và chỉ rõ những lỗi thường gặp có thể gây nguy hiểm.

2. Đảm bảo môi trường học an toàn

Trang bị phòng học đạt tiêu chuẩn: Phòng thực hành cần có hệ thống dây dẫn cách điện tốt, thiết bị điện an toàn và đầy đủ công tắc ngắt điện khẩn cấp.

Bố trí hợp lý: Các thiết bị phải được sắp xếp khoa học, tránh dây dẫn rối hoặc vướng lối đi.

Bảo trì thường xuyên: Định kỳ kiểm tra và sửa chữa thiết bị, đảm bảo không để các dụng cụ hỏng hoặc dây điện trần xuất hiện trong khu vực học tập.

3. Tăng cường kỹ năng thực hành đúng cách

Hướng dẫn chi tiết: Giáo viên cần giải thích rõ các thao tác trước khi để học sinh thực hiện.

Giám sát chặt chẽ: Không để học sinh tự ý sử dụng thiết bị khi chưa được hướng dẫn.

Học cách kiểm tra nguồn điện: Đảm bảo học sinh biết kiểm tra nguồn điện bằng bút thử điện hoặc thiết bị đo trước khi thao tác.

4. Sử dụng thiết bị bảo hộ đầy đủ: Khi làm việc với dòng điện, thiết bị bảo hộ là bắt buộc:

Găng tay cách điện để tránh tiếp xúc trực tiếp với dây dẫn.

Giày cao su để cách ly khỏi mặt đất, giảm nguy cơ bị giật.

Kính bảo hộ để bảo vệ mắt khi làm việc với các thiết bị phát tia lửa.

5. Trang bị kiến thức xử lý sự cố: Dạy học sinh cách ứng phó khi gặp tai nạn điện:

Ngắt nguồn điện ngay lập tức khi có sự cố.

Sử dụng các vật cách điện để tách người bị điện giật khỏi nguồn điện.

Thực hành sơ cứu cơ bản như hồi sức tim phổi (CPR).

6. Nâng cao nhận thức về trách nhiệm

Học sinh cần hiểu rằng việc bất cẩn khi làm việc với điện không chỉ ảnh hưởng đến bản thân mà còn gây nguy hiểm cho người khác. Việc tuân thủ quy tắc an toàn không chỉ là bắt buộc mà còn là kỹ năng sống quan trọng.

 

Next Post

R/ú/ng động Thanh Hóa: Cháu đ;ào và giấu ha’i-co’t của ông để t/ố/ng t:iền

T5 Th11 28 , 2024
Vụ án tống tiền 5 tỷ đồng bằng cách đào trộm mộ lấy trộm hài cốt xảy ra tại Thanh Hóa đã gây xôn xao dư luận bởi tính chất manh động, liều lĩnh… Theo báo Tri thức & Cuộc sống ngày 27/11 có bài Dòng tin nhắn tố cháu […]

Bài Liên Quan