Do bị ngăn cản chuyện yêu đương, nam thanh niên để lại chiếc xe máy và số điện thoại của gia đình rồi bỏ đi, khiến hàng trăm người hoang mang.
Ngày 11/1/2025, Tạp chí Người đưa tin đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Thái Bình: Bỏ lại tờ giấy ghi số điện thoại bố mẹ và xe máy trên cầu, nam thanh niên khiến hàng trăm người hoang mang tìm kiếm”. Nội dung cụ thể như sau:
Sáng 11/1, trao đổi với chúng tôi, đại diện UBND xã Sơn Hà, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, cho biết, cơ quan chức năng đang tiếp tục xác minh điều tra vụ việc phát hiện chiếc xe máy cùng lời nhắn của một nam thanh niên để lại trên cầu Trà Giang.
Theo đó, chiều tối hôm qua (10/1) người dân tham gia giao thông qua cầu Trà Giang phát hiện chiếc xe máy vô chủ, khi kiểm tra thì phát hiện tờ giấy ghi lời nhắn cùng số điện thoại. Sự việc thu hút nhiều người quan tâm.
Đại diện UBND xã Sơn Hà cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin, chính quyền địa phương phối hợp với các lực lượng chức năng nhanh chóng vào cuộc. Tuy nhiên, quá trình xác minh làm rõ bước đầu không có nạn nhân nào nhảy cầu Trà Giang.
Vị này cho biết, vụ việc đang được cơ quan công an tiếp tục làm rõ, tuy nhiên bước đầu nắm được, nam thanh niên sinh năm 1998, quê ở Thái Bình do bị gia đình ngăn cản chuyện yêu đương nên đã dựng hiện trường, sau đó anh này đi về nhà bạn gái, khiến hàng trăm người được huy động vào cuộc tìm kiếm.
Dựng hiện trường giả vụ tự tử có bị xử lý không?
Tựng có nhiều trường hợp dựng hiện trường giả để thực hiện theo động cơ cá nhân đã bị cơ quan chức năng làm rõ. Đầu năm ngoái (1/3/2024) người phụ nữ mang theo con nhỏ lên cầu Đông Trù (Hà Nội) để lại chiếc xe ô tô rồi bỏ đi. Vụ việc khiến hàng trăm người hiếu kỳ, các lực lượng chức năng phải huy động nhiều cán bộ chiến sĩ và thiết bị tìm kiếm…
Luật sư Diệp Năng Bình – Trưởng Văn phòng Tinh Thông Luật (Đoàn Luật sư TP HCM) cho biết, hành vi dựng hiện trường giả một vụ tự tử đã làm cho cơ quan chức năng phải rất vất vả trong việc xác minh thông tin, triển khai công tác tìm kiếm cứu hộ, gây tụ tập đông người.
Theo luật sư Bình, trước hết cần làm rõ động cơ, mục đích của bà mẹ trong tình huống cụ thể này là gì.
Nếu việc dựng hiện trường giả này không phải là thủ đoạn nhằm thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm nào khác (ví dụ gian dối để chiếm đoạt tài sản) thì cũng cần xem xét xử phạt hành chính theo Điểm a Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP về hành vi “Gây mất trật tự công cộng ở nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, thương mại, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư hoặc ở những nơi công cộng khác”.
Thời gian vừa qua, theo tìm hiểu của phóng viên, đã có rất nhiều vụ dựng hiện trường giả tự tử để hù dọa, hoặc thậm chí để thử lòng người yêu…
Một số ý kiến cho rằng, cần phải có chế tài xử phạt nặng đối với các hành vi tương tự để răn đe tránh các vụ việc tương tự xảy ra, bởi việc này gây xôn xao dư luận và cơ quan chức năng mất thời gian, công sức vào cuộc xác minh, tìm kiếm.
Trước đó, báo Người lao động đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Nghi vấn người mẹ ôm con 4 tuổi nhảy cầu tự tử”. Nội dung cụ thể như sau:
Tối 22-12, một lãnh đạo UBND xã Quảng Điền (huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk) cho biết lực lượng chức năng đã trục vớt được thi thể 2 mẹ con dưới sông Krông Ana.
“Khoảng 17 giờ 30 phút chiều nay, các lực lượng đã trục vớt được thi thể 2 mẹ con, cách điểm nghi nhảy cầu khoảng 4 km” – lãnh đạo UBND xã thông tin.
Trước đó, khoảng 11 giờ ngày 21-12, lực lượng chức năng xã Quảng Điền nhận thông tin có trường hợp nghi nhảy cầu tự tử tại sông Krông Ana (đoạn qua thôn 11, xã Quảng Điền).
Tại hiện trường, trên cầu có một xe máy và dép của phụ nữ và trẻ em.
Qua khai thác thông tin, lực lượng chức năng xác định chị N.T.P. (33 tuổi, ngụ xã Quảng Điền) cùng con trai 4 tuổi đã mất tích.
Ngay sau đó, các lực lượng cùng phối hợp dùng xuồng, thuyền nhỏ và nhiều phương tiện khác để tìm kiếm 2 mẹ con chị P.
Đến chiều nay, sau nhiều giờ tìm kiếm, lực lượng chức năng đã trục vớt được thi thể 2 mẹ con chị P. trong trạng thái ôm chặt nhau.