Tàu chở khách v/a ch/ạ/m liên hoàn khiến hơn 1000 người th/ư/ơ/ng v0ng: Cảnh tượng ở hiện trường được coi là ‘th/ả/m h/ọ/a lịch sử’

Đã có hơn 48 chuyến tàu bị hủy khởi hành, 39 chuyến phải thay đổi lịch trình, 10 chuyến tàu tạm ngừng hoạt động sau vụ tai nạn.

Vụ tai nạn tàu hỏa Odisha vào tối ngày 2/6/2023 tại bang Odisha, miền Đông Ấn Độ là một sự cố đường sắt nghiêm trọng khi tàu Coromandel Express số hiệu 12841 đã va chạm với tàu Howrah-Bengaluru SF số hiệu 12864, cùng một tàu chở hàng khác. Tai nạn này đã khiến 292 người thiệt mạng và hơn 1.175 người bị thương.

Ban đầu, tàu Coromandel Express nhận được tín hiệu chuyển sang tuyến chính để di chuyển tới ga Chennai. Tuy nhiên, tàu lại rẽ nhầm sang tuyến đường vòng, nơi một tàu chở hàng đang đậu với khối lượng lớn quặng sắt. Với tốc độ 128km/h, tàu Coromandel Express đã va chạm mạnh vào đuôi tàu chở hàng. Cú va chạm làm đầu máy của tàu Coromandel đè lên tàu chở hàng, khiến 22 toa và đầu máy của cả hai tàu bị trật bánh. Ba trong số các toa bị trật bánh đã lao sang đường ray liền kề và va vào đuôi tàu Bengaluru – Howrah khi tàu này đang băng qua nhà ga.

Tàu chở khách va chạm liên hoàn khiến 1.000 người thương vong: Hơn 15 đội cứu hỏa, 200 xe cứu thương tức tốc đến hiện trường, huy động nhiều đường dây cứu hộ - ảnh 1

Với số lượng thương vong và thiệt hại nghiêm trọng, vụ tai nạn này đã trở thành thảm họa đường sắt lớn nhất trong hơn 20 năm qua tại Ấn Độ. Ảnh: Internet

 

Với số lượng thương vong và thiệt hại nghiêm trọng, vụ tai nạn này đã trở thành thảm họa đường sắt lớn nhất trong hơn 20 năm qua tại Ấn Độ. Mặc dù thiệt hại về người là rất lớn, nhưng điều đáng chú ý là tàu SMVT Bengaluru–Howrah không ghi nhận trường hợp tử vong, dù nhiều hành khách bị thương.

Cơ quan Đường sắt Ấn Độ sau đó đã cung cấp các biểu đồ đặt chỗ của cả hai chuyến tàu trên trang web. Ngoài ra, bang Odisha, Tây Bengal và Tamil Nadu đã nhanh chóng huy động nhiều đường dây cứu hộ.

 

Tàu chở khách va chạm liên hoàn khiến 1.000 người thương vong: Hơn 15 đội cứu hỏa, 200 xe cứu thương tức tốc đến hiện trường, huy động nhiều đường dây cứu hộ - ảnh 2

Công tác tìm kiếm các hành khách còn mắc kẹt tiếp tục diễn ra suốt đêm ngày 2/6 và kéo dài đến chiều ngày 3/6. Ảnh: Internet

 

Theo Chánh văn phòng bang Odisha khi đó, hơn 15 đội cứu hỏa đã được huy động, cùng với hơn 100 bác sĩ, 200 cảnh sát và 200 xe cứu thương tham gia công tác cứu hộ. Ngoài ra, các công ty xe buýt địa phương cũng nhanh chóng hỗ trợ việc di chuyển những hành khách bị thương. Người dân địa phương đã tích cực giúp đỡ, cung cấp nước uống cho hành khách và hỗ trợ lấy lại hành lý khi có thể.

Chính phủ bang Tây Bengal đã nhanh chóng triển khai 30 xe cứu thương để hỗ trợ công tác cứu hộ và chăm sóc y tế cho các nạn nhân bị thương. Ngoài ra, 40 bác sĩ và một số nhân viên điều dưỡng cũng đã được cử đến để hỗ trợ điều trị cho những trường hợp bị thương nặng.
Tàu chở khách va chạm liên hoàn khiến 1.000 người thương vong: Hơn 15 đội cứu hỏa, 200 xe cứu thương tức tốc đến hiện trường, huy động nhiều đường dây cứu hộ - ảnh 3

Hơn 15 đội cứu hỏa đã được huy động, cùng với hơn 100 bác sĩ, 200 cảnh sát và 200 xe cứu thương tham gia công tác cứu hộ. Ảnh: Internet

Công tác tìm kiếm các hành khách còn mắc kẹt tiếp tục diễn ra suốt đêm ngày 2/6 và kéo dài đến chiều ngày 3/6. Các đội cứu hộ đã huy động chó nghiệp vụ để tìm kiếm những người sống sót. Tổng công ty Đường sắt Đông Nam Ấn Độ khi đó cũng thông báo họ đã tiến hành khôi phục lại hiện trường tai nạn, tập trung vào công việc sửa chữa rào chắn đường sắt và khả năng kết nối thủ công của hệ thống tín hiệu.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cũng đã trực tiếp tới hiện trường vụ tai nạn, gặp gỡ và chia sẻ với gia đình các nạn nhân, đánh giá công tác cứu hộ và phục hồi đường ray. Thủ tướng cũng chỉ đạo các cơ quan chức năng phải bảo đảm hỗ trợ toàn diện cho những người bị thương và gia đình họ, đồng thời kêu gọi đặc biệt quan tâm tới những gia đình có nạn nhân thiệt mạng.
Tàu chở khách va chạm liên hoàn khiến 1.000 người thương vong: Hơn 15 đội cứu hỏa, 200 xe cứu thương tức tốc đến hiện trường, huy động nhiều đường dây cứu hộ - ảnh 4

Nguyên nhân được xác định là do sự cố trong hệ thống khóa liên động điện tử. Ảnh: Internet

Ngày 4/6, giới chức Ấn Độ đã công bố nguyên nhân của vụ tai nạn thảm khốc liên quan đến ba đoàn tàu. Nguyên nhân được xác định là do sự cố trong hệ thống khóa liên động điện tử. Đây là một thuật ngữ kỹ thuật chỉ hệ thống tín hiệu phức tạp có nhiệm vụ điều phối chuyển động của các đoàn tàu trên đường ray nhằm tránh va chạm.

Theo báo cáo từ đài NDTV, đã có hơn 48 chuyến tàu bị hủy khởi hành, 39 chuyến phải thay đổi lịch trình, 10 chuyến tàu tạm ngừng hoạt động sau vụ tai nạn. Tờ Hindustan Times cũng cho biết có hơn 150 chuyến tàu khác bị ảnh hưởng. Bộ Hàng không khi đó đã chỉ đạo các hãng hàng không đảm bảo giá vé máy bay tăng đột biến do nhu cầu đi lại tăng.
Tàu chở khách va chạm liên hoàn khiến 1.000 người thương vong: Hơn 15 đội cứu hỏa, 200 xe cứu thương tức tốc đến hiện trường, huy động nhiều đường dây cứu hộ - ảnh 5

Theo báo cáo từ đài NDTV, đã có hơn 48 chuyến tàu bị hủy khởi hành, 39 chuyến phải thay đổi lịch trình, 10 chuyến tàu tạm ngừng hoạt động sau vụ tai nạn. Ảnh: Internet

Thảm họa kinh hoàng này lại một lần nữa đặt ra câu hỏi về tính an toàn của hệ thống đường sắt Ấn Độ, nơi vận chuyển hơn 8 tỷ hành khách mỗi năm. Ấn Độ sở hữu một trong những hệ thống đường sắt lớn nhất thế giới, được xây dựng từ thế kỷ 19 dưới thời thuộc địa Anh. Hiện nay, hệ thống đường ray của Ấn Độ dài gần 65.000km, chằng chịt khắp đất nước như các mao mạch, đủ để quấn quanh Trái Đất một vòng rưỡi.

 

Next Post

B/IẾN C:Ă;NG: LẠI CH/ÁY B:ỆNH VIỆN TRONG ĐÊM: Bệnh nhân h/ốt h;o;ảng tìm lối thoát

CN Th10 20 , 2024
Tối 16/10, biển hiệu phía trên tầng cao nhất của Bệnh viện Hoàn Mỹ (TP. Đà Nẵng) bất ngờ bốc cháy, nhiều bệnh nhân và người nhà tháo chạy tán loạn. Ghi nhận của Tiền Phong, khoảng 20h30 ngày 16/10, tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng trên đường Nguyễn Văn Linh […]

Bài Liên Quan