Quy định quan trọng từ năm 2025 mà người dùng CMND, CCCD cần biết

Nhiều quy định mới có hiệu lực từ năm 2025 về Chứng minh nhân dân (CMND) và Căn cước công dân (CCCD) mà người dân cần lưu ý.

Theo Điều 46, Luật Căn cước 2023, người dùng CMND chỉ có thể sử dụng đến hết ngày 31/12/2024.

Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ chứng minh nhân dân, căn cước công dân được giữ nguyên giá trị sử dụng; cơ quan nhà nước không được yêu cầu công dân thay đổi, điều chỉnh thông tin về chứng minh nhân dân, căn cước công dân trong giấy tờ đã cấp. Điều này đồng nghĩa, những ai đang sử dụng CMND cần phải đổi sang thẻ căn cước trong năm 2025 theo quy định để tránh bị phạt.

Quy định quan trọng từ năm 2025 mà người dùng CMND, CCCD cần biết- Ảnh 1.

Những ai đang sử dụng CMND cần phải đổi sang thẻ căn cước trong năm 2025 theo quy định để tránh bị phạt. (Ảnh minh hoạ)

Đối với những ai đã được cấp thẻ CCCD trước ngày Luật Căn cước 2023 có hiệu lực (1/7/2024) thì vẫn được sử dụng đến hết thời hạn in trên thẻ, hoặc đổi thẻ căn cước khi có nhu cầu.

7 trường hợp phải đổi thẻ căn cước mới

– Khi công dân đủ 14 tuổi, đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

– Thay đổi, cải chính thông tin về họ, chữ đệm, tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh

– Thay đổi nhân dạng, bổ sung thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay, xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật.

– Có sai sót về thông tin in trên thẻ căn cước

– Theo yêu cầu của người được cấp thẻ căn cước khi thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính

– Xác lập lại số định danh cá nhân

– Khi người được cấp thẻ căn cước có yêu cầu.

Những ai cần đổi thẻ căn cước trong năm 2025?

Dựa vào quy định trong Luật Căn cước 2023, sang năm 2025, những người sinh năm 2000, 1985 và 1965 sẽ chạm các mốc tuổi cần phải đổi thẻ căn cước, nếu không thực hiện, họ có thể sẽ bị phạt hành chính từ 300.000-500.000 đồng (điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).

Khi đổi thẻ căn cước, công dân cần cập nhật thông tin nếu có sự thay đổi về hộ khẩu, nơi cư trú, hoặc thông tin cá nhân. Điều này giúp đảm bảo thông tin trong hệ thống luôn chính xác và tránh được các rắc rối pháp lý liên quan đến thẻ căn cước không hợp lệ.

Luật Căn cước mới cũng quy định một số điều chỉnh về cách thức cấp và quản lý thẻ căn cước, trong đó bao gồm việc liên kết thẻ với nhiều thông tin khác nhau như số định danh cá nhân và dữ liệu dân cư.

Việc sử dụng thẻ căn cước trong các giao dịch hàng ngày, bao gồm cả ngân hàng, y tế và các giao dịch hành chính công, sẽ trở nên quan trọng hơn khi hệ thống căn cước số hóa được triển khai rộng rãi.

Hướng dẫn thủ tục đổi thẻ căn cước qua Cổng dịch vụ công quốc gia

Bước 1: Công dân Đăng nhập vào Cổng dịch vụ công quốc gia theo đường link:

Quy định quan trọng từ năm 2025 mà người dùng CMND, CCCD cần biết- Ảnh 4.

Sau khi xong bước 1, đến bước 2, chọn đăng nhập bằng “Tài khoản Định danh điện tử cấp bởi Bộ Công an dành cho công dân”.

Bước 2: Chọn đăng nhập bằng “Tài khoản Định danh điện tử cấp bởi Bộ Công an dành cho công dân”.

Bước 3: Tại màn hình tiếp theo, công dân nhập thông tin số định danh và mật khẩu tài khoản VNeID hoặc quét mã QR Code bằng ứng dụng VNeID trên điện thoại thông minh để đăng nhập.

Quy định quan trọng từ năm 2025 mà người dùng CMND, CCCD cần biết- Ảnh 5.

Bước 3, nhập thông tin số định danh và mật khẩu tài khoản VNeID hoặc quét mã QR Code bằng ứng dụng VNeID để đăng nhập.

Bước 4: Sau khi đăng nhập thành công, công dân chọn “Lĩnh vực cấp, quản lý Căn cước”.

Bước 5: Tiếp theo, chọn “Cấp thẻ căn cước cho người từ đủ 14 tuổi trở lên”.

Quy định quan trọng từ năm 2025 mà người dùng CMND, CCCD cần biết- Ảnh 6.

Bước 6: Điền đầy đủ thông tin vào hồ sơ.

Quy định quan trọng từ năm 2025 mà người dùng CMND, CCCD cần biết- Ảnh 8.

Bước 7: Công dân chọn lý do thực hiện “Cấp thẻ căn cước chuyển từ CCCD gắn chip”.

– Trường hợp công dân chọn nơi thực hiện là phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội: Tại cấp thực hiện chọn “Cấp tỉnh”, cơ quan thực hiện chọn “Công an tỉnh”.

– Trường hợp công dân chọn nơi thực hiện là đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội: Tại cấp thực hiện chọn “Cấp huyện”, cơ quan thực hiện phía trên chọn “Công an tỉnh”, phía dưới chọn “Công an huyện/thị xã/ thành phố” nơi thường trú/tạm trú.

Tiếp theo tick vào ô “Tôi xin cam đoan những thông tin kê khai trên là đúng sự thật”, sau đó ấn chọn “Lưu và Tiếp tục”.

Quy định quan trọng từ năm 2025 mà người dùng CMND, CCCD cần biết- Ảnh 9.

Bước 8: Chọn lịch đăng ký thu nhận sinh trắc học, sau đó ấn chọn “Nộp hồ sơ”. Khi màn hình hiển thị Popup dưới đây công dân chọn “Đồng ý”.

Màn hình sẽ hiển thị thông báo hồ sơ đã được tiếp nhận và tự động chuyển sang trang Quản lý hồ sơ dịch vụ công. Công dân ghi nhớ mã hồ sơ trực tuyến và theo dõi quá trình xử lý hồ sơ.

Quy định quan trọng từ năm 2025 mà người dùng CMND, CCCD cần biết- Ảnh 10.

Bước 8: Chọn lịch đăng ký thu nhận sinh trắc học, sau đó ấn chọn “Nộp hồ sơ”. Khi màn hình hiển thị Popup dưới đây công dân chọn “Đồng ý”.

Sau khi hồ sơ được gửi thành công, hệ thống sẽ tự động chuyển đến cơ quan Công an nơi công dân đăng ký để tiếp nhận, xử lý. Công dân nhận thẻ căn cước tại cơ quan Công an nơi đăng ký làm thủ tục hoặc tại địa chỉ công dân đăng ký nhận kết quả.

Next Post

Anh nông dân sinh năm 2001 gây sốt mạng xã hội vì quá đẹp trai và thần thái

T5 Th12 12 , 2024
Một chàng trai 23 tuổi tự nhận mình là ‘nông dân thuần túy 100%’ nhưng lại sở hữu vẻ ngoài cực kì điển trai và thần thái khiến dân tình phát sốt! Cụ thể, chàng trai được quan tâm nhất lúc này chính là anh nông dân toàn thời gian, Lê […]

Bài Liên Quan