Thông tin này được đăng tải trên báo VTC News ngày 7/1/2025. Bài viết có tiêu đề: “Quy định mới: Học sinh không phải nộp tiền học thêm”. Nội dung bài viết cụ thể như sau:

Theo Thông tư 29 vừa được Bộ GD&ĐT ban hành, từ năm 2025, học sinh sẽ không phải nộp tiền học thêm trong trường, số tiền này được trích từ ngân sách.

Từ trước đến nay, tiền học thêm trong nhà trường đều được đưa ra dựa trên thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với nhà trường. Do đó, mỗi trường sẽ thu số tiền học thêm khác nhau nhưng các trường đều tổ chức thu, chi và công khai thanh, quyết toán tiền học thêm thông qua bộ phận tài vụ của nhà trường; giáo viên dạy thêm không trực tiếp thu, chi tiền học thêm.

Tuy nhiên, trong Thông tư số 29/2024 do Bộ GD&ĐT ban hành nêu ra những nội dung mới với hoạt động thu và quản lý tiền học thêm trong nhà trường. Nội dung mới chính thức có hiệu lực từ ngày 14/2.

hình ảnh

Quyết đinh có hiệu lực từ ngày 14/2/2025, ảnh minh họa

Điều 7 Thông tư mới quy định, kinh phí tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường sẽ sử dụng nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Tức là nhà trường không được tổ chức thu tiền học thêm của học sinh như trước đây, kinh phí tổ chức dạy thêm sẽ lấy từ ngân sách.

Đồng thời, hoạt động học thêm trong nhà trường chỉ dành cho ba nhóm:

– Có kết quả chưa đạt ở một môn bất kỳ trong học kỳ liền kề;

– Được chọn bồi dưỡng học sinh giỏi;

– Học sinh cuối cấp, tự nguyện đăng ký ôn thi lớp 10, thi tốt nghiệp.

3 đối tượng này thuộc trách nhiệm phải bồi dưỡng, được đưa vào nội dung xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường để đáp ứng mục tiêu giáo dục và tuyệt đối không được thu tiền.

Những học sinh thuộc các trường hợp nêu trên nếu muốn tham gia lớp học thêm trong nhà trường phải viết đơn đăng ký học thêm theo từng môn học ở từng khối lớp.

Nhà trường cần căn cứ vào số học sinh đăng kí học thêm để xây dựng kế hoạch tổ chức dạy thêm đối với từng môn học ở từng khối lớp. Kế hoạch tổ chức dạy thêm, học thêm phải được công khai trên trang thông tin điện tử của nhà trường hoặc niêm yết tại nhà trường.

Mỗi lớp không quá 45 học sinh

Điều 5, Thông tư 29/2024 quy định việc xếp lớp, phân công giáo viên, xếp thời khóa biểu và tổ chức dạy thêm, học thêm phải bảo đảm yêu cầu sau:

– Lớp dạy thêm được xếp theo môn học với từng khối lớp; mỗi lớp không quá 45 học sinh theo quy định của Điều lệ trường phổ thông;

– Trong một tuần, mỗi môn học thêm không quá 2 tiết (để bảo đảm không vượt quá số tiết trung bình của các môn học theo quy định của chương trình giáo dục phổ thông);

– Không xếp giờ dạy thêm xen kẽ với thời khóa biểu thực hiện chương trình chính khóa (để hạn chế tiêu cực bắt ép học sinh học thêm);

– Không dạy trước các nội dung so với phân phối chương trình môn học trong kế hoạch giáo dục của nhà trường.

hình ảnh

Vì Sao Việc Dạy Thêm Của Giáo Viên Luôn Là Chủ Đề Gây Nhiều Tranh Cãi?

Việc dạy thêm của giáo viên từ lâu đã trở thành một vấn đề gây tranh cãi trong xã hội, với nhiều luồng ý kiến khác nhau về mục đích, lợi ích và hệ quả của hoạt động này. Những ý kiến trái chiều xoay quanh cả khía cạnh đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp và tác động đến học sinh, phụ huynh.

Lợi Ích Của Việc Dạy Thêm

Dạy thêm, nếu được thực hiện một cách đúng đắn, mang lại nhiều lợi ích. Đối với học sinh, đặc biệt là những em có năng lực tiếp thu chậm hoặc cần bổ trợ kiến thức, việc dạy thêm giúp củng cố bài học và cải thiện kết quả học tập. Với phụ huynh, các lớp học thêm là giải pháp để con em mình chuẩn bị tốt hơn cho các kỳ thi quan trọng.

Ngoài ra, từ góc độ giáo viên, dạy thêm còn là cách tăng thu nhập trong bối cảnh lương giáo viên ở nhiều nơi vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu cuộc sống. Đây cũng là cơ hội để giáo viên tiếp tục trao đổi kiến thức, nâng cao chuyên môn và xây dựng mối quan hệ gần gũi hơn với học sinh.

Những Tranh Cãi Xung Quanh Việc Dạy Thêm

Tuy nhiên, việc dạy thêm cũng vấp phải nhiều chỉ trích. Một trong những vấn đề được nhắc đến nhiều nhất là việc một số giáo viên lợi dụng dạy thêm để ép học sinh tham gia, gây áp lực không đáng có cho các em. Điều này đi ngược lại đạo đức nghề nghiệp, khi giáo viên có trách nhiệm truyền đạt kiến thức đầy đủ trong giờ học chính khóa, thay vì “giữ bài” để dành cho lớp học thêm.

Ngoài ra, dạy thêm cũng tạo gánh nặng tài chính cho phụ huynh, đặc biệt là những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Việc cạnh tranh giữa các trung tâm dạy thêm và giáo viên tự tổ chức lớp học thêm cũng làm nảy sinh những vấn đề về quản lý và chất lượng giảng dạy.

Khía Cạnh Pháp Lý và Quản Lý

Tại một số quốc gia, bao gồm cả Việt Nam, việc dạy thêm đã được đưa vào quy định pháp luật, nhưng vẫn tồn tại nhiều lỗ hổng. Những quy định này đôi khi gây khó khăn cho giáo viên, nhưng cũng là nỗ lực để đảm bảo việc dạy thêm diễn ra minh bạch, không làm tổn hại đến học sinh và phụ huynh.