‘Nàng tiên cá’ bị c::á m::ập c::ắn trong thủy cung kh:áng c:áo

Bị cá mập cắn khi luyện thi ‘Nàng tiên cá’, Lý không chấp nhận mức bồi thường hơn 137.000 NDT và quyết định kháng cáo.

Theo báo Ngôi sao đăng tải ngày 3/4 có bài ‘Nàng tiên cá’ bị cá mập cắn trong thủy cung kháng cáo. Nội dung như sau:

Ngày 20/3, Tòa án Trung Quốc đã ra phán quyết sơ thẩm vụ án một nữ thợ lặn bị cá mập tấn công khi luyện tập cho cuộc thi “Nàng tiên cá” vào năm 2023. Tòa xác định Công ty Sipadan, đơn vị điều hành khu vực lặn tại Sunac Sea World (Vô Tích, Giang Tô), phải chịu 70% trách nhiệm và bồi thường tổng cộng 137.000 NDT cho nạn nhân. Lý bị quy trách nhiệm 30% vì không đảm bảo an toàn cá nhân trong quá trình lặn. Tuy nhiên, nạn nhân vẫn cho rằng phán quyết chưa thỏa đáng và tuyên bố kháng cáo.

“Nếu là tôi trêu chọc con cá mập thì tôi có thể chấp nhận mình phải chịu 30% trách nhiệm nhưng tôi nghĩ tai nạn này hoàn toàn có thể tránh được. Tôi chỉ hy vọng phía công ty chịu trách nhiệm toàn bộ chi phí y tế”, cô cho biết.

Tháng 6/2023 ngay trước đêm thi “Nàng tiên cá”, Lý đã đến khu lặn Sipadan để luyện tập mô phỏng. Khi đang chuẩn bị trồi lên mặt nước, một con cá mập bất ngờ tiếp cận từ phía sau và ngoạm vào tay phải của cô. Camera dưới nước ghi lại cảnh cô cố vẫy tay cầu cứu.

Dù trong tình huống nguy hiểm, Lý vẫn giữ bình tĩnh. Nhờ hiểu rõ tập tính loài cá mập, cô gõ vào đầu và mắt cá để khiến nó há miệng rồi nhẹ nhàng đẩy nó ra xa. Con cá mập sau đó bơi đi. Ngay khi lên bờ, cô được đưa đến bệnh viện. Kết quả chẩn đoán cho thấy động mạch quay, tĩnh mạch quay và các gân ở tay phải cô gần như bị đứt hoàn toàn, phải khâu hơn một trăm mũi. Bác sĩ đánh giá tình trạng thương tật của Lý cấp độ 10.

Khoảnh khắc nạn nhân bị cá mập tấn công. Ảnh chụp từ video

Khoảnh khắc nạn nhân bị cá mập tấn công. Ảnh chụp từ video

Nạn nhân khẳng định không có nhân viên nào đi kèm cô để đảm bảo an toàn cho cô trong suốt quá trình lặn, cũng không có ai chịu trách nhiệm giám sát hay xua đuổi cá mập. Vì vậy, vào tháng 10/2024, cô quyết định đưa vụ việc ra tòa.

Tòa án xác định Lý là một thợ lặn có chứng chỉ hợp lệ nhưng thiếu chú ý đến môi trường xung quanh và chưa thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ bản thân. Tuy nhiên, trách nhiệm chính vẫn thuộc về đơn vị vận hành khu vực lặn khi không bố trí nhân sự giám sát và không đảm bảo các biện pháp an toàn cần thiết.

Vụ việc thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng Trung Quốc, đặc biệt trong giới thợ lặn và biểu diễn nghệ thuật dưới nước. Nhiều người bày tỏ sự đồng cảm với Lý, cho rằng đơn vị vận hành đã lơ là trong việc đảm bảo an toàn cho thợ lặn, đặc biệt khi có sự xuất hiện của động vật nguy hiểm như cá mập. Một số ý kiến chỉ trích việc phân chia trách nhiệm 70-30 là “quá nhẹ” đối với công ty và đặt câu hỏi vì sao lại để thợ lặn luyện tập một mình trong môi trường có rủi ro cao.

Theo VTC News đưa tin ngày 2/4 có bài ‘Nàng tiên cá’ bị cá mập cắn tàn phế trong thủy cung. Nội dung như sau:

Tai nạn xảy ra năm 2023 và mới đây vụ kiện được tòa án ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc đưa ra xét xử. Nguyên đơn là cô Li, người bị cá mập cắn vào tay gây khuyết tật cấp độ 10 khi đang bơi lặn trong thủy cung.

Theo Yangzi Evening News , trước đó, cô Li đăng ký tham gia Giải Người cá mở rộng Trung Quốc, một cuộc thi biểu diễn áp dụng hệ thống tính điểm. Mỗi năm có từ 4 đến 5 cuộc thi tương tự và thứ hạng của các nàng tiên cá tại Trung Quốc được tính dựa trên tổng điểm. Những người lọt vào top 3 sẽ có thể đủ điều kiện tham gia giành Giải Nàng tiên cá thế giới.

Cô Li đã thành công khi tham gia một cuộc thi năm 2023 và muốn tập luyện trước khi cuộc thi Côn Minh diễn ra ngày 18/6. Cô mua vé để vào địa điểm huấn luyện dưới nước tại thủy cung của Wuxi Sunac Sea World.

Khoảng một giờ sau khi Li xuống nước, nhân viên an toàn trên bờ ra hiệu cho cô vào bờ và nói rằng họ cần cho cá ăn. Sau đó, anh cho phép Li xuống nước tiếp tục tập luyện. Không ngờ, lúc cô nổi lên sau khi hoàn thành các động tác huấn luyện, một con cá mập bất ngờ lao tới từ phía sau bên phải và cắn chặt vào cánh tay cô.

“Nàng tiên cá” bị cá mập cắn khi đang luyện tập ở thủy cung. (Ảnh: Sohu)

Li cho rằng cá mập có thị lực kém và có thể đã nhầm cánh tay đang run rẩy của cô là thức ăn dành cho nó; hoặc có thể nó sợ hãi nên đã ngoạm tay cô. Khi tay mình lọt vào miệng cá mập, Li phản ứng rất nhanh, dùng tay còn lại đánh vào mắt, mũi, đầu và những bộ phận nhạy cảm khác của nó.

Sau khi cá mập buông Li ra, cô nhanh chóng vào bờ, nhưng vết thương trên tay cô sâu đến mức lộ cả xương. Cô gái đã trải qua ca phẫu thuật kéo dài 5 giờ và phải khâu hơn 100 mũi. Mặc dù tính mạng không bị đe dọa nhưng động mạch quay, tĩnh mạch quay và gân tay của cô đều bị đứt. Li được xác định khuyết tật cấp độ 10.

Do không đạt được thỏa thuận về bồi thường, cô Li kiện thủy cung Wuxi Sunac Sea World ra tòa. Trong phiên xử mới đây, Tòa án Nhân dân quận Binhu, thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô phán quyết rằng đơn vị điều hành, quản lý, tổ chức hoạt động lặn ở thủy cung đã không thực hiện nghĩa vụ an toàn của mình, gây thiệt hại cho người khác, do đó phải chịu 70% trách nhiệm.

Còn cô Li, với tư cách là thợ lặn có chứng chỉ lặn, đã không chú ý quan sát tình hình xung quanh và không thực hiện các biện pháp phòng ngừa an toàn hợp lý. Do đó, cô cũng có lỗi và phải chịu 30% trách nhiệm.

Next Post

Cập nhật mới trên ứng dụng bảo hiểm xã hội VssID, người dân chú ý kẻo mất nhiều quyền lợi

T6 Th4 4 , 2025
Đến ngày 1/4, những trường hợp chưa cập nhật số CCCD mới, BHXH thành phố sẽ từ chối giải quyết hồ sơ tăng/giảm/điều chỉnh, tạm dừng cấp giá trị sử dụng thẻ BHYT và không xác nhận quá trình đóng, cấp tờ rời sổ BHXH. Báo Martket Times ngày 04/04 […]

Bài Liên Quan