Không thể để hai từ ‘Tổ quốc’ bên cạnh những ca từ tục tĩu

03/04/2025, Báo Công Thương đưa tin: “Không thể để hai từ ‘Tổ quốc’ bên cạnh những ca từ tục tĩu”

Và những kẻ đang núp bóng tự do nghệ thuật để reo rắc văn hóa rác cần phải bị chỉ mặt, gọi tên và chặn đứng. Đó không còn là sở thích cá nhân, mà là vấn đề an ninh văn hóa, đạo lý quốc gia.

Khi lời ca trở thành công cụ phá hoại giá trị

Một sản phẩm gọi là “âm nhạc” – bài hát “Sự nghiệp chướng” – đang gây náo loạn không gian mạng, không phải vì sự xuất sắc nghệ thuật, mà vì sự thô bỉ đến mức nhức nhối của từng con chữ. Người ta gọi đó là bài hát. Nhưng thực chất, nó là một bản văn xuôi lắp ghép trên nhịp beat, pha trộn hỗn độn giữa ngôn ngữ chợ búa, văn hóa có phần dung tục và lối tư duy khiêu khích nhục cảm.

Không thể để hai từ Tổ quốc bên cạnh những ca từ bẩn thỉu
Một sản phẩm gọi là “âm nhạc” – bài hát “Sự nghiệp chướng” – đang gây náo loạn không gian mạng.

Không thể tưởng tượng nổi, giữa một xã hội đang xây dựng nền tảng văn minh số, lại có thể có những ca từ được “gật đầu” và phát hành công khai với nội dung kiểu như:

“Yêu đương như thế thì có ngày tao tát cho một phát là đi vào viện răng hàm mà khoa chấn thương chỉnh hình răng môi mày lẫn lộn…”

“Con lợn này chối ác…”

“Peter Pan thì có nghĩa là không bao giờ lớn được” – nhưng ngầm ám chỉ bộ phận sinh dục yếu, một sự tục tĩu, hạ đẳng, xúc phạm cá nhân và kích động sự gợi dục hóa các biểu tượng văn hóa.

Ca từ bẩn không chỉ dừng ở sự sỗ sàng của câu chữ, mà còn lan sang một biến thể tâm lý lệch chuẩn: xem việc “diss” nhau bằng câu cú bạo lực – từ ngữ hạ thấp nhân phẩm là thứ được tung hô, cổ vũ. Lối “rap nhục mạ”, “rap rác rưởi” ấy đang tạo ra tiền lệ nguy hiểm: Dùng nghệ danh để lấp liếm tư cách, dùng “beat” để che giấu sự vô văn hóa.

Không thể gán danh nghĩa Tổ quốc vào những bài hát tục tĩu

Câu hát: “Còn tên anh thì gây hại cho Tổ quốc và cả nước nhà” nghe qua tưởng là một sự trách móc. Nhưng đặt giữa những lời lẽ hạ cấp, thô tục và kích dục, nó không khác gì một cái tát vào danh dự quốc gia. Tổ quốc không thể bị biến thành phông nền cho những cơn bốc đồng cá nhân, hay đòn trả đũa đời tư tình ái.

Tổ quốc không phải là chỗ để phán xét người yêu cũ. Tổ quốc không thể bị lôi vào giữa những lời lẽ đầy giận dữ kiểu như: “Tao ra đi trong yên lặng thì mày khôn hồn sống cho đàng hoàng tử tế”.

Sự bôi bẩn danh dự quốc gia bằng cách gán ghép những hành vi tình dục lệch chuẩn, ẩn dụ về bộ phận sinh dục (“Peter Pan”), dùng từ “con lợn”, “yếu sinh lý”, và tán dương thái độ đe dọa bạo lực là một dạng suy đồi tư duy nghệ thuật, cần bị xử lý bằng cả pháp luật lẫn dư luận.

“Tự do nghệ thuật” không phải là tấm khiên cho sự vô trách nhiệm

Những kẻ phát hành và cổ súy bài hát này luôn miệng nói về “tự do sáng tạo”. Nhưng xin thưa: Tự do không đồng nghĩa với vô kỷ luật. Không ai có quyền mang danh nghệ sĩ để nhổ toẹt vào giá trị đạo đức xã hội, rồi bắt người khác phải “hiểu” vì đó là “ngôn ngữ nghệ thuật”.

Nếu “tát”, “lợn”, “Peter Pan”, “nướng khoai”, “hôn cái đó”… là ngôn ngữ của nghệ thuật, thì chúng ta đang đánh mất ranh giới giữa diễn ngôn nghệ thuật và sự hạ cấp tâm hồn.

Một bài hát dung tục có thể gây nghiện với tai trẻ, ngấm vào tâm lý dậy thì, và biến một thế hệ từ người thưởng thức âm nhạc thành kẻ nhập vai tiểu phẩm bẩn. Đó là hậu quả không thể bỏ qua của những sản phẩm lệch chuẩn.

Không thể chỉ quy trách nhiệm cho người viết lời. Bởi: Có đơn vị sản xuất hậu thuẫn. Có nền tảng mạng xã hội tiếp tay lan truyền. Có khán giả cổ vũ, chia sẻ, gán mác “cá tính”.

Tất cả những ai tham gia vào chuỗi lan truyền sản phẩm phản văn hóa này đều phải chia phần trách nhiệm. Trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm xã hội và cả trách nhiệm pháp lý.

Cần sự vào cuộc mạnh mẽ của cơ quan quản lý và báo chí chính thống

Sự việc không thể dừng lại ở mức “tranh cãi mạng xã hội”. Điều dư luận và xã hội cần lúc này là Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch rà soát nền tảng phát hành, yêu cầu gỡ bỏ nội dung vi phạm và xử lý nghiêm khắc hành vi vi phạm thuần phong mỹ tục Việt Nam. Cục Nghệ thuật biểu diễn có văn bản chính thức về giới hạn nội dung âm nhạc lan truyền đại chúng. Bộ Giáo dục và Đào tạo lên tiếng cảnh báo về ảnh hưởng của ca khúc lệch chuẩn tới học sinh. Cơ quan công an mạng cần điều tra việc phát tán đoạn chat riêng tư có nội dung gợi dục, vi phạm nghiêm trọng Luật An ninh mạng, Luật Dân sự và quyền nhân thân.

Chúng ta không thể để văn hóa ruồi nhặng núp bóng âm nhạc mà phá hoại nền nếp dân tộc. Không thể để lời ca trở thành công cụ tra tấn tâm hồn và phỉ báng danh dự quốc gia. Không thể để một thế hệ lớn lên trong sự tung hô những câu hát “hôn Peter Pan” rồi tát nhau vào viện chấn thương chỉnh hình.

Next Post

6 điều k:iêng kỵ không nên làm trong Tết Thanh minh để cả năm được an yên, may mắn

T5 Th4 3 , 2025
Từ xưa, Tết Thanh minh là dịp lễ ý nghĩa đối với người dân Việt Nam, vậy Tết Thanh minh 2025 là ngày nào, rơi vào thứ mấy? Tết Thanh minh năm 2025 rơi vào ngày nào? Mình thấy nhiều người hay nhầm lẫn giữa 2 khái niệm Tết Thanh […]

Bài Liên Quan