Thời điểm này, người dân đang cần hỗ trợ xác thực sinh trắc học ngân hàng. Các đối tượng xấu lợi dụng cơ hội này, hòng chiếm đoạt tiền trong tài khoản của người dân qua các thủ đoạn nêu dưới đây.
Ngày 27/12/2024, Saostar đưa tin “Không để ý điều này, bạn dễ bị mất sạch tiền sau khi xác thực sinh trắc học’. Nội dung chính như sau:
Từ 1/1/2025, các chủ tài khoản thanh toán, chủ thẻ phải hoàn tất việc xác thực sinh trắc học hoặc cập nhật, bổ sung thông tin mới thay thế cho giấy tờ tùy thân đã hết hạn.
Theo quy định, nếu không hoàn thành xác thực sinh trắc học, khách hàng sẽ bị tạm dừng một số dịch vụ ngân hàng như giao dịch thanh toán trực tuyến bằng thẻ, giao dịch nạp/chuyển khoản/rút tiền mặt bằng mã QR tại cây ATM, chuyển tiền vào ví điện tử…
Đáng chú ý, việc rút tiền tại cây ATM, hoặc rút tiền trực tiếp tại ngân hàng sẽ không áp dụng quy định xác thực sinh trắc học. Do đó, nếu chưa xác thực sinh trắc học thì người dân vẫn có thể rút tiền mặt tại quầy hoặc tại cây ATM với điều kiện giấy tờ tùy thân của khách hàng vẫn còn hiệu lực.
Tuy nhiên, nếu chưa cập nhật giấy tờ tùy thân mới thay thế cho giấy tờ tùy thân hết hiệu lực (CMND, CCCD, Hộ chiếu, thị thực), khách hàng sẽ bị tạm dừng giao dịch tại tất cả các kênh tại quầy, trực tuyến hay ATM.
Ảnh minh hoạ
Lợi dụng thời điểm này khi người dân đang cần hỗ trợ xác thực sinh trắc học ngân hàng, nhiều đối tượng xấu đã mạo danh nhân viên ngân hàng, liên hệ với khách hàng bằng hình thức gọi điện, nhắn tin, kết bạn qua các mạng xã hội để hướng dẫn thu thập thông tin sinh trắc học. Từ đó, chúng dễ dàng chiếm đoạt tiền trong tài khoản của người dân.
Trước tình hình này, Phòng Bảo mật – Khối Công nghệ Thông tin Ngân hàng TNHH Indovina đưa ra khuyến cáo như sau:
Các bước thủ đoạn:
Đối tượng mạo danh cán bộ ngân hàng, liên hệ với khách hàng thông qua gọi điện, nhắn tin, kết bạn qua các mạng xã hội như Zalo, Viber, Facebook… yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng, hình ảnh căn cước công dân và cũng có thể yêu cầu cuộc gọi video nhằm mục đích thu thập thêm khuôn mặt, giọng nói, cử chỉ của khách hàng.
Đối tượng gửi và yêu cầu khách hàng truy cập đường link lạ để tải, cài đặt ứng dụng hỗ trợ thu thập sinh trắc học trên thiết bị di động. Thực tế đây là hình thức lừa đảo để khách hàng tải về file có chứa mã độc, phần mềm gián điệp nhằm khai thác thêm thông tin khách hàng.
Sau đó, đối tượng đăng nhập, chiếm đoạt tiền trong các tài khoản ngân hàng và sử dụng thông tin của khách hàng vào các mục đích xấu.
Khuyến cáo để giao dịch an toàn:
Ngân hàng chỉ tiến hành thu thập sinh trắc học trên ứng dụng ngân hàng của khách hàng hoặc trực tiếp tại các Chi nhánh/điểm giao dịch trên toàn quốc.
Khách hàng không truy cập vào link lạ, mở tệp đính kèm trong thư điện tử của người gửi không xác định.
Tuyệt đối không cung cấp thông tin các nhân, bảo mật tài khoản (tên đăng nhập, mật khẩu, mã OTP), dịch vụ thẻ (số thẻ, mã OTP) cho bất kỳ ai, kể cả nhân viên ngân hàng.
Cảnh giác khi chia sẻ thông tin cá nhân, thông tin dịch vụ ngân hàng, giao dịch ngân hàng lên mạng xã hội.
Cảnh giác với các mã QR được dán/chia sẻ ở nơi công cộng/mạng xã hội/email.
Không mua bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn tài khoản thanh toán, giấy tờ tùy thân.
Theo điểm c khoản 5 Điều 17 Thông tư 17/2024/TT-NHNN thì từ ngày 01/01/2025, bắt buộc xác thực sinh trắc học đối với mọi giao dịch chuyển tiền. Do đó, nếu chỉ chuyển tiền dưới 10 triệu thì vẫn phải xác thực sinh trắc học.
Trường hợp khách hàng không có điện thoại thông minh hoặc điện thoại không có NFC hoặc không tự cài sinh trắc học tại nhà được thì có thể đến phòng giao dịch/chi nhánh của IVB mà mình đã mở thẻ được hỗ trợ cài đặt sinh trắc học.
Lưu ý khi đi nhớ mang theo thẻ căn cước công dân hoặc thẻ căn cước.
Theo báo Đời sống pháp luật có bài Đi rút tiền ở ATM, cậu học sinh chết lặng khi thấy hơn 260 tỷ đồng trong tài khoản. Nội dung như sau:
Mới đây, một nam sinh Ấn Độ đã trải qua cảm giác “ngồi trên đống lửa” khi số dư tài khoản bất ngờ tăng vọt lên gần 870 triệu Rupee (hơn 260 tỷ đồng) mà không biết lý do vì sao.
Câu chuyện hy hữu xảy ra với cậu học sinh Saif Ali (làng Chandan Patti, Muzaffarpur, Bihar, Ấn Độ). Trong một lần đến cây ATM tại tiệm net địa phương để rút 500 Rupee (khoảng 150.000 đồng), Ali bàng hoàng phát hiện số dư trong tài khoản của mình đột nhiên tăng vọt lên con số 870 triệu Rupee.
Ảnh minh họa
Chủ tiệm net, anh Avinash Kumar, cũng không khỏi kinh ngạc trước số dư “khủng” này. Anh đã kiểm tra lại kỹ lưỡng và xác nhận không hề nhìn nhầm. Anh Kumar sau đó đã khuyên Ali nhanh chóng về nhà báo tin cho mẹ.
Ngay lập tức, mẹ của Ali đã đưa cậu đến ngân hàng để xác minh. Tuy nhiên, nhân viên ngân hàng cho biết số dư trong tài khoản của Ali đã trở về con số ban đầu là 532 Rupee. Khoảng thời gian Ali trở thành tỷ phú chỉ vỏn vẹn trong 5 giờ đồng hồ.
Ngân hàng North Bihar Gramin Bank, nơi Ali mở tài khoản, hiện đang tiến hành điều tra làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự việc hy hữu này. Cơ quan điều tra an ninh mạng địa phương nghi ngờ tài khoản của Ali có thể đã bị các nhóm lừa đảo sử dụng làm tài khoản trung gian để chuyển tiền. Họ cho rằng trong bối cảnh các vụ lừa đảo trực tuyến ngày càng tinh vi, đây có thể là một thủ đoạn mới của tội phạm. Vụ việc vẫn đang được tiếp tục điều tra.
Nguồn: Times of India
Ông cụ đem 7 tỷ đồng tiền đền bù đất gửi tiết kiệm, 1 năm sau đi rút tiền thì bị nhân viên từ chối, cảnh sát khẳng định: “Ngân hàng đã làm đúng”