Thiếu niên đã trở thành tỷ phú trong phút chốc mà không hề hay biết.
Theo báo Đời sống pháp luật có bài Đi rút tiền ở ATM, cậu học sinh chết lặng khi thấy hơn 260 tỷ đồng trong tài khoản. Nội dung như sau:
Mới đây, một nam sinh Ấn Độ đã trải qua cảm giác “ngồi trên đống lửa” khi số dư tài khoản bất ngờ tăng vọt lên gần 870 triệu Rupee (hơn 260 tỷ đồng) mà không biết lý do vì sao.
Câu chuyện hy hữu xảy ra với cậu học sinh Saif Ali (làng Chandan Patti, Muzaffarpur, Bihar, Ấn Độ). Trong một lần đến cây ATM tại tiệm net địa phương để rút 500 Rupee (khoảng 150.000 đồng), Ali bàng hoàng phát hiện số dư trong tài khoản của mình đột nhiên tăng vọt lên con số 870 triệu Rupee.
Ảnh minh họa
Chủ tiệm net, anh Avinash Kumar, cũng không khỏi kinh ngạc trước số dư “khủng” này. Anh đã kiểm tra lại kỹ lưỡng và xác nhận không hề nhìn nhầm. Anh Kumar sau đó đã khuyên Ali nhanh chóng về nhà báo tin cho mẹ.
Ngay lập tức, mẹ của Ali đã đưa cậu đến ngân hàng để xác minh. Tuy nhiên, nhân viên ngân hàng cho biết số dư trong tài khoản của Ali đã trở về con số ban đầu là 532 Rupee. Khoảng thời gian Ali trở thành tỷ phú chỉ vỏn vẹn trong 5 giờ đồng hồ.
Ngân hàng North Bihar Gramin Bank, nơi Ali mở tài khoản, hiện đang tiến hành điều tra làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự việc hy hữu này. Cơ quan điều tra an ninh mạng địa phương nghi ngờ tài khoản của Ali có thể đã bị các nhóm lừa đảo sử dụng làm tài khoản trung gian để chuyển tiền. Họ cho rằng trong bối cảnh các vụ lừa đảo trực tuyến ngày càng tinh vi, đây có thể là một thủ đoạn mới của tội phạm. Vụ việc vẫn đang được tiếp tục điều tra.
Nguồn: Times of India
Ông cụ đem 7 tỷ đồng tiền đền bù đất gửi tiết kiệm, 1 năm sau đi rút tiền thì bị nhân viên từ chối, cảnh sát khẳng định: “Ngân hàng đã làm đúng”
Theo báo Người đưa tin ngày 19/12 có bài 7 số tài khoản ngân hàng lừa đảo, người dân cần cảnh giác không chuyển tiền! Nội dung như sau:
Báo Công An Nhân Dân đưa tin, Cơ quan CSĐT Công an quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng cho biết đã bắt giữ Nguyễn Tấn Thường (SN 1995, trú tại xã An Phú, TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên), đối tượng có hành vi mở nhiều tài khoản ngân hàng để bán cho các đối tượng lừa đảo tại Campuchia.
Đầu tháng 10/2024, Công an quận Liên Chiểu nhận được tin báo từ chị Trương Thị N. (SN 1986, tạm trú tại phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu) về việc bị các đối tượng giả danh công an lừa đảo.
Cụ thể, ngày 2/10, chị N. nhận được cuộc gọi từ số điện thoại 0836943676 tự xưng là trực ban Công an xã Hiền Ninh. Người này thông báo với chị rằng “2 người cháu của chị N. chưa làm Căn cước công dân, yêu cầu phải làm gấp” và nói thêm “lát nữa sẽ có anh Nam, công tác tại Công an huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình liên hệ để hướng dẫn”.
Đối tượng khai nhận đã sử dụng 7 tài khoản tại BIDV, VietinBank, Vietcombank, VIB… để phục vụ cho hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản. (Ảnh minh hoạ)
Chiều cùng ngày, chị N. tiếp tục nhận được cuộc gọi từ số 0967971436, đầu dây bên kia tự xưng là “Nam – Công an huyện Quảng Ninh”. Người này yêu cầu chị N. bổ sung các thông tin làm Căn cước công dân cho 2 cháu.
Đồng thời, đối tượng đề nghị chị N. nhập từ khóa “chinhphu.hodancu.com” trên Google rồi làm theo hướng dẫn. Chị N. thực hiện theo bằng cách nhập các thông tin cá nhân, số tài khoản ngân hàng và nhận diện khuôn mặt…
Một lúc sau, chị N. phát hiện tài khoản ngân hàng của mình bị trừ tiền 2 lần với số tiền mỗi lần là 9,9 triệu đồng, lần thứ 3 bị trừ 19 triệu đồng. Tất cả số tiền được chuyển đến số tài khoản 061810876 tại VIB, mang tên Nguyễn Tấn Thường.
Ngay sau khi tiếp nhận tin báo, Công an quận Liên Chiểu xác lập chuyên án, giao Đội Cảnh sát hình sự, kinh tế, ma túy điều tra. Kết quả xác minh cho thấy, Nguyễn Tấn Thường thường xuyên qua lại Campuchia và nghi vấn tham gia hoạt động đánh bạc tại đây.
Khi nắm được thông tin Thường có mặt tại địa phương, Công an quận Liên Chiểu đã nhiều lần cử các tổ công tác vào Phú Yên, tuy nhiên, lúc tiếp cận thì đối tượng đã rời đi trước đó.
Giữa tháng 12/2024, Thường bị cơ quan chức năng Campuchia trục xuất về nước. Công an quận Liên Chiểu phối hợp tại cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) để bắt giữ và đưa đối tượng về làm việc.
Tại cơ quan công an, Thường khai nhận từ tháng 4/2024 đã được một người đàn ông (không rõ lai lịch) rủ sang Campuchia bằng đường tiểu ngạch để làm việc. Đến Campuchia, Thường được giao nhiệm vụ đứng ra đăng ký mở tài khoản ngân hàng để nhận nguồn tiền có được từ hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, sau đó chuyển sang các tài khoản ngân hàng khác.
Mỗi số tài khoản khi nhận được tiền, Thường được trả hoa hồng 8 triệu đồng. Riêng nhiệm vụ giả danh cơ quan chức năng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ giao cho nhóm khoảng 70 đến 80 người Việt Nam (cũng đang làm việc trong cơ sở này).
Trước khi sang Campuchia, Thường đã mở tổng cộng 20 tài khoản ngân hàng, nâng hạn mức mỗi tài khoản lên tối thiểu 3 tỷ đồng để phục vụ hoạt động nhận tiền lừa đảo.
Thường khai nhận đã sử dụng 7 tài khoản để phục vụ cho hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tất cả đều mang tên Nguyễn Tấn Thường, bao gồm:
– Ngân hàng VIB, số tài khoản 061810876.
– Ngân hàng Techcombank, số tài khoản 19040027069013.
– Ngân hàng TPBank, số tài khoản 10981888886.
– Ngân hàng MB, số tài khoản 0375588149.
– Ngân hàng BIDV, số tài khoản 8865321980.
– Ngân hàng VietinBank, số tài khoản 109818888839.
– Ngân hàng Vietcombank, số tài khoản 1050621270.
Cơ quan Công an xác định, từ ngày 29/9 đến ngày 9/10, Thường đã nhận được số tiền chuyển vào tài khoản VIB khoảng 6,4 tỷ đồng. Ngay sau khi nhận tiền, Thường đã chuyển toàn bộ số tiền này vào nhiều tài khoản khác nhau.
Hiện Cơ quan điều tra đang tiếp tục truy vết dòng tiền đối với các số tài khoản còn lại của Nguyễn Tấn Thường, đồng thời điều tra mở rộng chuyên án.
Để phục vụ công tác điều tra, Công an quận Liên Chiểu thông báo ai là bị hại của Nguyễn Tấn Thường thì liên hệ số điện thoại 02363841563 hoặc đến trụ sở tại địa chỉ 238 Hồ Tùng Mậu, phường Hoà Minh, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng để cung cấp thông tin.