“Mẹ ơi, vợ chồng con bận lắm, gửi cháu cho mẹ vài hôm nhé!”
Lời vừa dứt, con gái tôi đã vội vã bước ra khỏi cửa. Tôi đứng lặng người, nhìn theo bóng con khuất dần. Trước mặt tôi là đứa cháu nhỏ, mắt nhắm mắt mở, tay xách chiếc cặp nặng trĩu. Tôi thở dài, dắt cháu vào nhà.
Vậy là cháu tôi đã quay lại ‘thăm tôi’ khi nó vừa từ nhà tôi trở về với bố mẹ tối qua. Cháu đã ở cùng tôi nhiều ngày và tối qua được bố mẹ đón về. Sáng sớm nay, các con tôi lại cấp tốc đưa cháu về ‘thăm mẹ’ và chỉ nói 1 câu như trên rồi đi mất.
Ảnh minh họa
Một ngày của một bà mẹ già như tôi lại bắt đầu như thế!
Trong bếp, chồng bát đĩa bữa tối qua vẫn còn chất đống. Đồ chơi vương vãi khắp nơi, chiếc tivi vẫn phát ra tiếng hoạt hình ồn ào. Vừa đặt cặp xuống, cháu tôi đã réo lên đòi ăn. Tôi vội vàng nhóm bếp, nấu cơm, dọn dẹp, giặt giũ… cả buổi sáng không có một phút để ngồi yên.
Bữa trưa xong, đến giờ ngủ trưa, cháu nhất quyết không chịu ngủ, lăn lộn, khóc lóc. Tôi dỗ không được, quát cũng chẳng ăn thua. Cuối cùng, tôi ngồi phịch xuống ghế sofa, nước mắt rơi lúc nào không hay.
Nhưng những ngày như thế này, tôi đã trải qua suốt năm năm rồi. Nếu có ai đó hỏi tôi, tôi có hạnh phúc không, tất nhiên là có. Chẳng có người bà, người mẹ nào lại cảm thấy không hạnh phúc khi con cháu bên cạnh. Nhưng nếu có ai đó hỏi tôi, tôi có mệt mỏi không. Thật sự, tôi mệt mỏi vô cùng.
Ở cái tuổi U70, tôi từng nhiều lần tự hỏi mình nên làm gì, sống thế nào để được bình yên những ngày cuối đời nhưng đã bao năm nay tôi chưa làm được việc gì cho chính mình, không phải tôi không có tiền, chỉ đơn giản là tôi bận trông cháu.
Các con tôi còn trẻ, cũng giống như bao cặp vợ chồng khác, chúng luôn bận rộn hoặc ngay cả khi chúng rảnh, chúng cũng còn vô số những lịch trình khác như đi du lịch, đi chơi thể thao, đi gặp gỡ bạn bè…Chỉ có tôi là ‘vô công rỗi việc’. Vậy nên, ai cũng cảm thấy việc tôi ở nhà trông cháu là điều vô cùng hợp lý. Hơn nữa, những đứa nhỏ ở với bà cũng luôn được ăn uống đầy đủ, sinh hoạt lành mạnh tránh xa thiết bị điện tử nên chẳng còn gì phải bàn cãi nữa. Những người hàng xóm xung quanh khen ngợi tôi là người phụ nữ luôn quan tâm, yêu thương con cháu, lúc đó tôi cũng thấy vui.
Nhưng đến ngày hôm nay, khi cảm thấy kiệt sức, tôi bỗng muốn thoát ra khỏi những ngày như thế này. Tối hôm đó, khi cháu tôi đã ngủ say, tôi nhắn cho con gái một tin nhắn duy nhất:
“Con ơi, sau này đừng mang cháu đến nhà mẹ gửi như vậy nữa.”
Không phải tôi nhẫn tâm.
Không phải tôi vô tình.
Mà tôi kiệt sức rồi.
Bộ xương già này không phải sắt thép. Trái tim già này không phải máy móc.
Tình thân không thể chỉ có một người cố gắng. Gia đình không thể vững chãi nếu chỉ có một người gánh vác.
Có một sự im lặng gọi là nhẫn nhịn quá lâu. Có một nỗi tuyệt vọng gọi là “Tôi thực sự không muốn sống như thế này nữa.”
Đừng đợi đến ngày cha mẹ thốt lên câu đó, con cái mới nhận ra nỗi khổ của họ. Bởi đến lúc ấy, có thể chẳng còn cơ hội để bù đắp nữa.
Ai quy định rằng người già nghỉ hưu là phải trông cháu?
Từ khi nào, việc ông bà chăm cháu trở thành điều hiển nhiên? Con cái lập gia đình, sinh con, nhưng thay vì tự mình gánh vác trách nhiệm, lại giao hết cho cha mẹ già. Họ nói:
“Mẹ có lương hưu mà, giúp chúng con một tay có sao đâu?”
“Ngày xưa bố mẹ khổ, giờ phải hưởng phúc chứ!”
“Bố mẹ giữ tiền làm gì, chẳng lẽ còn tính toán với con ruột?”
Họ không nghĩ rằng, ông bà cũng có cuộc sống riêng. Ông bà cũng có tuổi già để tận hưởng, không phải lúc nào cũng muốn quẩn quanh với tã sữa, bột cháo, bỉm sữa.
Họ cho rằng chăm cháu là trách nhiệm, nhưng lại quên hỏi một câu: “Bố mẹ có mệt không?”
Khi phụng dưỡng cha mẹ trở thành cái cớ để lợi dụng
Nhiều người lấy danh nghĩa phụng dưỡng cha mẹ để ép họ trông cháu. Việc đưa cha mẹ về sống chung đáng lẽ phải là sự quan tâm, yêu thương, nhưng lại trở thành cái cớ để có người giúp việc miễn phí trong nhà.
Họ cho rằng cho ông bà ở cùng là hiếu thảo, nhưng nếu hiếu thảo thực sự, hãy để bố mẹ được sống cuộc đời họ muốn.
Chăm sóc trẻ nhỏ không hề dễ dàng. Người trẻ chăm con vất vả một, người già vất vả mười. Con cái cần phải hiểu rằng, cha mẹ giúp đỡ là tình cảm, không phải trách nhiệm.
Đừng bắt cha mẹ hy sinh thêm lần nữa
Người trẻ thường nói:
“Không có ông bà giúp, làm sao chúng con yên tâm đi làm?”
“Nếu không có ông bà trông cháu, con cái ai lo?”
Nhưng có ai nghĩ, ông bà cũng có cuộc sống của họ. Chúng ta không thể vin vào lý do sinh kế để đẩy hết trách nhiệm cho cha mẹ.
Đối với con cái, đó là sự hỗ trợ.
Nhưng đối với bố mẹ, đó là sự hy sinh.Lời nói cuối cùng của một người mẹ