Thông tin này dduocj đăng tải trên báo Dân Trí ngày 8/1/2025. Bài viết có tiêu đề: “Bỏ thi tuyển vào lớp 6 tất cả các trường THCS kể từ năm 2025”. Nội dung cụ thể như sau:
Thông tư 30 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về quy chế tuyển sinh THCS và THPT nêu rõ: Phương thức tuyển sinh THCS là phương thức xét tuyển.
Tiêu chí xét tuyển do Sở GD&ĐT hướng dẫn cụ thể bảo đảm thực hiện việc xét tuyển công bằng, khách quan, minh bạch, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
Với những trường phổ thông nhiều cấp học trực thuộc đại học, viện nghiên cứu, tiêu chí xét tuyển do cơ quan chủ quản hướng dẫn.
Kế hoạch tuyển sinh lớp 6 của các trường phải được công bố trước ngày 31/3 hàng năm.
Trước đó, dự thảo quy chế cho phép các trường THCS có số học sinh đăng kí vào lớp 6 nhiều hơn chỉ tiêu tuyển sinh thì được thực hiện tuyển sinh theo phương thức kết hợp xét tuyển với kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh.
Tuy nhiên, Thông tư chính thức đã bỏ nội dung này.
Năm 2014, Bộ GD&ĐT ra Thông tư 11 ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT, quy định một phương thức tuyển sinh duy nhất cho THCS là xét tuyển.
Tuy nhiên tới năm 2018, Bộ ra Thông tư 05 sửa đổi quy định này. Theo đó, các trường có số học sinh đăng ký vào học lớp 6 nhiều hơn chỉ tiêu tuyển sinh, Sở GD&ĐT hướng dẫn thực hiện phương án tuyển sinh theo phương thức xét tuyển hoặc kết hợp xét tuyển với kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh.
Nhờ vậy, các trường THCS chất lượng cao mới được phép tổ chức thi đầu vào lớp 6.
Tuy nhiên, Thông tư 30 có hiệu lực từ ngày 14/2 tới đây sẽ quay lại quy định cũ từ 11 năm trước.
Điều này đồng nghĩa với việc các trường THCS “điểm” của TPHCM và Hà Nội như Trần Đại Nghĩa, Cầu Giấy, Ngoại ngữ, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm… sẽ phải bỏ kỳ thi đầu vào lớp, chuyển sang hình thức xét tuyển.
Thông tư mới cũng quy định việc tuyển sinh lớp 10 được tổ chức theo một trong ba phương thức: xét tuyển, thi tuyển hoặc kết hợp thi tuyển với xét tuyển.
Với phương thức thi tuyển, số môn thi là 3 môn với toán, ngữ văn và 1 môn thứ 3 hoặc bài thi tổ hợp.
Các Sở GD&ĐT được chọn 1 trong 2 phương án. Nếu chọn môn thứ 3, môn này phải nằm trong số các môn học có đánh giá bằng điểm số và không chọn cùng một môn thi quá 3 năm liên tiếp.
Nếu chọn bài thi tổ hợp, các môn học được lựa chọn phải nằm trong số các môn học có đánh giá bằng điểm số. Thời điểm các địa phương công bố môn thứ 3 là sau khi kết thúc học kỳ I và không muộn hơn 31/3 hàng năm.
Với phương thức xét tuyển, căn cứ là kết quả rèn luyện và kết quả học tập các năm học chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở hoặc chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở của đối tượng tuyển sinh.
Về thời lượng làm bài thi của từng môn, môn ngữ văn 120 phút, môn toán 90 phút hoặc 120 phút, môn thi thứ ba 60 phút hoặc 90 phút, bài thi tổ hợp 90 phút hoặc 120 phút.
Nội dung thi nằm trong chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở, chủ yếu là chương trình lớp 9. Đặc biệt, việc công bố điểm thi, điểm chuẩn vào lớp 10 từ năm 2025 sẽ diễn ra đồng thời.
Con vào vào lớp 6, tôi băn khoăn không biết có nên hối thúc con học ‘chạy đua’ để vào trường chuyên lớp chọn hay không
Khi con bước vào lớp 6, nhiều bậc cha mẹ lo lắng về việc con có thể học tại các trường chuyên, lớp chọn hay không. Điều này dễ dẫn đến tâm lý hối thúc con học nhiều để đạt kết quả tốt. Tuy nhiên, việc ép buộc này cần được cân nhắc kỹ lưỡng vì có thể gây ra những tác động không mong muốn đối với cả trẻ em và gia đình.
Khi cha mẹ đặt nặng mục tiêu thi vào trường chuyên, lớp chọn, trẻ dễ cảm thấy áp lực và căng thẳng. Việc học trở thành gánh nặng thay vì niềm vui. Hậu quả là trẻ có thể mất cân bằng giữa học tập và cuộc sống, dẫn đến tình trạng mệt mỏi, chán nản hoặc thậm chí là sợ học.
Không phải đứa trẻ nào cũng phù hợp với môi trường áp lực cao của các trường chuyên. Nếu ép con vào khuôn khổ không phù hợp với năng lực và tính cách, cha mẹ có thể vô tình khiến con mất tự tin và xa cách với chính gia đình.
Thay vì chỉ tập trung vào việc học để thi, cha mẹ nên giúp con phát triển toàn diện cả về kiến thức, kỹ năng và giá trị sống. Đây là giai đoạn con cần học cách tư duy độc lập, quản lý thời gian và khám phá sở thích cá nhân. Một đứa trẻ có sự phát triển toàn diện sẽ có khả năng thích nghi với nhiều môi trường học tập, không chỉ giới hạn ở trường chuyên hay lớp chọn.
Tôn trọng khả năng và mong muốn của con
Mỗi đứa trẻ đều có năng lực và sở thích riêng. Thay vì áp đặt, cha mẹ nên lắng nghe con, tìm hiểu xem con có thực sự muốn thi vào trường chuyên hay không. Nếu con không muốn, việc thúc ép sẽ không mang lại hiệu quả. Thay vào đó, hãy động viên con học tập với tinh thần tự giác, khám phá những lĩnh vực mà con yêu thích.