Khi khám tiền hôn nhân để chuẩn bị sinh con, vợ chồng Bao Hỉ Thuận được bác sĩ kết luận “Không khuyến khích sinh sản”.
Ngày 09/04/2025, Người đưa tin có bài đăng “Cãi lời bác sĩ, ông lão U60 cao 2m3 có con cùng vợ trẻ kém 28 tuổi, 16 năm sau nhìn đứa trẻ mà xuýt xoa”. Nội dung chính như sau:
Mang theo bên mình một tờ giấy đã cũ nát là chẩn đoán của một bệnh viện với dòng chữ “Không khyến khích sinh sản”, người đàn ông Mông Cổ có tên Bao Hỉ Thuận vẫn chưa nguôi những kí ức buồn dù đã gần 20 năm.
Bao Hỉ Thuận chợt nghĩ về cuộc đời mình, từ một đứa trẻ đặc biệt được dự đoán là sẽ không có con cháu trong tương lai, giờ đây khi ngoài 70 tuổi, ông đã có hai đứa con trai khỏe mạnh. Đó thật là một niềm tự hào không thể diễn tả thành lời đối với một người cha như Bao Hỉ Thuận.
Tuổi thơ đau buồn, bị chế giễu bởi chiều cao
Bao Hỉ Thuận sinh năm 1951, sinh ra ở Xích Phong, Nội Mông. 15 năm đầu đời, ông giống như bao bạn đồng trang lứa khác. Thế nhưng từ 15 tuổi trở đi, chiều cao của Bao Hỉ Thuận như có “ma thuật” tác động nên phát triển nhanh chóng.
Ông đã đạt 2m1 khi tròn 20 tuổi và khi trưởng thành là 2m36. Điều này khiến tuổi thơ của Bao Hỉ Thuận lúc nào cũng cảm thấy tự ti vì ai cũng nhìn ông với ánh mắt lạ lùng và xì xào bàn tán. “Sao anh ấy càng ngày càng cao thế? Anh ấy bị bệnh à?”.
Bao Hỉ Thuận nói rằng, suốt thời niên thiếu của mình, anh đã phải chịu nhiều sự chế giễu, mỉa mai còn bố mẹ của Bao Hỉ Thuận luôn áp lực làm sao kiếm đủ lương thực cho anh ăn mỗi ngày. Nếu anh ăn đủ, bố mẹ và anh chị em của anh ấy sẽ bị đói.
Những khó khăn, áp lực bủa vây Bao Hỉ Thuận và gia đình suốt khoảng thời gian dài. Không chỉ vậy, cho tới khi tới tuổi lâp gia đình, Bao Hỉ Thuận cũng không tìm được cô gái thích hợp.
U60 mới có vợ nhưng bác sĩ khuyên không nên sinh con
Người duy nhất đồng ý lấy người đàn ông cao 2m3 khi ông đã U60 chính là Hạ Thư Quyên, người thua ông 28 tuổi và chỉ cao 1m68.
Hạ Thư Quyên đã vấp phải sự phản đối kịch liệt từ gia đình. Tuy nhiên cô vẫn quyết tâm đăng ký kết hôn với Bao Hỉ Thuận vào tháng 3/2007.
Trong buổi khám sức khỏe tiền hôn nhân, bác sĩ khuyên cặp đôi này không nên sinh con. Không có lý do nào khác, vì chiều cao có thể là di truyền.
Mặc dù vậy, khao khát làm cha mẹ vẫn cháy bỏng trong lòng Hỉ Thuận và vợ.
Hai đứa con đặc biệt
Cặp đôi quyết định mang thai và sinh con trai đầu lòng kháu khỉnh vào tháng 10/2008.
Quả thực, là con trai của “người khổng lồ” cũng có những “phẩm chất phi thường” mà hiếm đứa trẻ nào làm được. 20 ngày tuổi, con trai Bao Hỉ Thuận đã cứng cổ, 1 tháng tuổi đã có vóc dáng vạm vỡ như trẻ 2 tháng tuổi.
Vợ chồng Bao Hỉ Thuận cũng chào đón con trai thứ 2 sau đó không lâu.
Những thông tin về cặp con trai của “người khổng lồ” Bao Hỉ Thuận được rất nhiều người quan tâm. Họ từng ngày mong ngóng tin tức liệu gen khổng lồ của bố có được di truyền sang con?
Theo Sohu, tính đến cuối năm 2024, con trai lớn của Bao Hỉ Thuận đã 16 tuổi. Cậu nhóc đạt mốc chiều cao gần 1m8 và dường như con số này vẫn chưa “vượt khỏi tầm kiểm soát”. Tuy nhiên điều này vẫn chưa có gì là chắc chắn bởi chính Bao Hỉ Thuận còn phát triển chiều cao tối đa cho tới tận năm 20 tuổi.
Do đó, rất nhiều người cũng đang chờ xem trong một vài năm tới, chiều cao của các con trai Bao Hỉ Thuận có thực sự di truyền từ bố hay không?
Chiều cao của trẻ có thực sự ảnh hưởng bởi di truyền?
Chiều cao của trẻ phụ thuộc một phần vào gen của cha mẹ, điều này đã được minh chứng bởi các nghiên cứu khoa học. Theo đó, gen chiếm đến 23% quy định chiều cao của trẻ, 77% là các yếu tố khác. Thế nhưng theo ước tính của các nhà khoa học, có đến 80% trẻ có chiều cao được quyết định bởi yếu tố di truyền.
Nếu bố mẹ thấp hay cao thì tính trạng di truyền sẽ được thể hiện ở trẻ, ví dụ nếu bố mẹ là người cao thì phần lớn trẻ cũng sẽ đạt được chiều cao lý tưởng trong tương lai.
Ngoài ảnh hưởng từ di truyền của bố mẹ, những yếu tố nào giúp phát triển chiều cao của trẻ?
Gen di truyền không phải là yếu tố duy nhất quyết định đến chiều cao mà còn có rất nhiều các yếu tố bên cạnh như khả năng tiếp cận dinh dưỡng, các bệnh lý rối loạn nội tiết…
Vnexpress đưa tin “Bí ẩn người đàn ông là bố đẻ nhưng không phải cha ruột”. Nội dung chính như sau:
Các nhà nghiên cứu phát hiện đứa trẻ hóa ra là con của ông bác – người anh trai song sinh với người chồng nhưng đã bị cơ thể cậu em nuốt mất khi cả hai mới chỉ là bào thai trong bụng mẹ. Người chồng này được khoa học gọi là chimera – hiện tượng một sinh vật là tập hợp nhiều phần của các cá thể khác nhau.
Hồi năm ngoái, một cặp vợ chồng ở Washington đã đến gặp Barry Starr, một nhà gene học tại Đại học Stanford, để tìm sự trợ giúp cho việc hình như có nhầm lẫn trong quá trình chữa vô sinh. Tháng 6/2014, cặp vợ chồng này (xin giấu tên) có một cậu con trai nhờ quá trình hỗ trợ sinh sản. Cậu bé sinh ra khỏe mạnh, nhưng kỳ lạ thay, có nhóm máu không phù hợp với cả cha lẫn mẹ.
Một xét nghiệm cha con đơn giản tại nhà đã đưa ra lý giải: người đàn ông không phải là cha đẻ của đứa bé.
“Bạn có thể hình dung cặp vợ chồng này suy sụp thế nào. Họ đã nghĩ bệnh viện sử dụng sai mẫu tinh trùng”, Starr cho biết.
Cặp vợ chồng đã thuê luật sư và gửi mẫu đến xét nghiệm tại một phòng thí nghiệm tiêu chuẩn hơn. Nhưng, cũng giống như khi xét nghiệm tại nhà, các phân tích (sử dụng mẫu niêm mạc trong miệng) vẫn cho ra kết quả cha con là âm tính.
Lo ngại bệnh viện hỗ trợ sinh sản đã có nhầm lẫn, cặp vợ chồng này đã gửi kết quả xét nghiệm huyết thống đến, yêu cầu giải thích. Nhưng phía bệnh viện khẳng định người chồng 34 tuổi này là người da trắng duy nhất hiến tinh trùng tại bệnh viện trong ngày con trai họ được thụ thai, và cậu bé cũng có da trắng.
Khi đó, cặp vợ chồng đã tìm đến với chuyên gia Starr – người đã đề nghị họ thực hiện xét nghiệm huyết thống trực hệ. Kết quả các xét nghiệm này được gửi tới vào năm ngoái: Người đàn ông và đứa trẻ chỉ có quan hệ chú – cháu. Gene lấy từ tế bào má của anh hoàn toàn khác với gene trong tinh trùng.
“Đó thật là cảm giác của giây phút eureka”, Starr nhớ lại. Lúc đó, ông nhận ra rằng người đàn ông này có thể là sản phẩm của một quá trình chimera. “Các báo cáo về Chimera rất hiếm hoi nhưng là có thật”, ông nói.
Minh họa cho quá trình chimera: Cậu bé được cặp vợ chồng nọ sinh ra, nhưng lại là con sinh học của ông bác. Ông bác này là bào thai song sinh đã bị cậu em nuốt mất từ khi còn trong bụng mẹ.
Đây là trường hợp đầu tiên khoa học ghi nhận được hiện tượng Chimera trên người ở cấp độ phân tử, khiến cho kết quả xét nghiệm ADN xác định cha con thất bại. Trường hợp này đã được giới thiệu 2 lần tại các hội nghị khoa học trong tháng này.
Các nhà nghiên cứu cho rằng cứ 8 đứa trẻ sinh một chào đời thì có một trường hợp mà người mẹ khi mang bầu đã bắt đầu với đa thai. Sau đó, tế bào của một thai khỏe hơn sẽ hấp thu tế bào của thai song sinh với mình và chiếm lấy, mang nó trở thành một phần cơ thể mình. Tuy vậy, tình trạng này rất hiếm khi được phát hiện thông qua các xét nghiệm ADN.
“Thậm chí các nhà gene học cũng đã bác bỏ giả thuyết này”, Starr cho biết.
Năm 2002, các nhà nghiên cứu đã ghi nhận trường hợp chimera trên tạp chí Y khoa New England. Bà Karen Keegan cần được ghép thận và con trai bà được xét nghiệm để thử xem có phù hợp để làm người hiến. Xét nghiệm gene cho thấy, người phụ nữ 52 tuổi ở Boston này không phải là mẹ ruột của con trai mình.
Bà là một sản phẩm của chimera. Các xét nghiệm tiếp theo tiết lộ các tế bào máu của bà có một kiểu gene, trong khi buồng trứng lại có kiểu gene khác hẳn. Chính các tế bào buồng trứng này đã sản sinh ra trứng, dẫn tới hai trong số các con trai của bà Keegan có bộ gene khác biệt với mẹ mình. Lynne Uhl, nhà nghiên cứu tại trung tâm Y khoa Beth Israel Deaconess, đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết hóa ra các gene khác biệt này đến từ người chị song sinh đã bị nuốt mất từ trong bào thai với Keegan.
“Hiện tượng chimera ở người rất phổ biến, nhưng cực kỳ khó xác định, và chỉ lộ ra ánh sáng trong những tình huống rất ngẫu nhiên như thế này”, nhà sinh học Charles Boklage từ Đại học East Carolina cho biết. Câu trả lời cho bí ẩn của cặp vợ chồng người Mỹ đã chỉ ra có thể có lỗ hổng trong các tiêu chuẩn xét nghiệm cha con hiện nay, “điều mà chúng ta chưa hình dung nó có thể gây ra rắc rối lớn đến thế nào”, Starr nói.
Các phòng xét nghiệm của Mỹ thực hiện gần 400.000 mẫu xét nghiệm cha – con mỗi năm để phục vụ theo yêu cầu cá nhân hay các cuộc điều tra tội phạm, cũng với kỹ thuật lấy mẫu niêm mạc má. Khoảng 24% số lần xét nghiệm không cho ra kết quả cha con.