Cả showbiz Việt b:.àng h:.oàng: NSND nổi tiếng, nguyên Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội vừa đ:.ột ng:.ột quadoi

Nghệ sĩ Nhân dân Hoàng Cúc cho Dân Việt biết, bà bàng hoàng khi nghe tin Nghệ sĩ Nhân dân Hoàng Quân Tạo – nguyên Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội qua đời vào lúc 11 giờ 27 phút ngày 27/3 tại nhà riêng ở Hà Nội.

Nghệ sĩ Nhân dân Hoàng Cúc bàng hoàng khi nghe tin “cây đại thụ” của sân khấu Thủ đô qua đời

Nghệ sĩ Nhân dân Hoàng Cúc nói rằng, Nghệ sĩ Nhân dân Hoàng Quân Tạo là một “cây đại thụ” của kịch Thủ đô. Ông cùng các nghệ sĩ thuộc thế hệ của ông và thế hệ kế cận đã làm nên một thời hoàng kim của sân khấu kịch Thủ đô mà không bao giờ có lại được.

Nghệ sĩ Nhân dân Hoàng Cúc bàng hoàng khi hay tin "sếp cũ" Hoàng Quân Tạo qua đời - Ảnh 1.

Hàng ngồi từ trái qua: Trần Đức, Lưu Quang Vũ, Hoàng Quân Tạo, Hoàng Cúc. Hàng đứng từ trái qua: Kim Chung, Thu Hương, Hồng Sơn, Trần Vân, Hoàng Dũng. Ảnh: NHKHN

Nghệ sĩ Nhân dân Hoàng Cúc kể, năm 1983, khi bà mới tốt nghiệp trường Sân khấu – Điện ảnh, bà được nghệ sĩ Hoàng Quân Tạo khi đó là Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội nhận về công tác. Vừa chân ướt chân ráo về đoàn, bà đã đi đóng phim “Hồi chuông màu da cam” ở Sài Gòn ngay.

“Lẽ ra, hồi đó tôi phải tuân thủ các nhiệm vụ Nhà hát giao phó thì tôi lại nhảy liên miên sang điện ảnh và mang tác phẩm điện ảnh đi nước ngoài mang thi thố. Tôi bị Ban Giám đốc gọi lên Sở Văn hóa họp cảnh cáo và luôn hứa sẽ không bao giờ tái phạm nữa.

Của đáng tội ngày đó đói lắm, đêm diễn chỉ đủ tiền ăn hơn một bát phở nên đi ra nước ngoài là một đặc ân. Nói là “đặc ân” vì được đi “buôn”. Chỉ cần báo được đi đâu nước nào là lao đi vay tiền gom hàng. Đi Tiệp mua quần bò, đồng hồ; đi Đức mua áo lông và xe Mipha; đi Nga mua bàn là, nồi cơm điện; đi Pháp có áo khoác dạ, bán đầy vỉa hè tha hồ nhặt và tất đen, giày lỗi mốt… hàng vừa mang về đến nhà là con buôn tìm vào tận nơi “ôm hết”.

Nghệ sĩ Nhân dân Hoàng Cúc bàng hoàng khi hay tin "sếp cũ" Hoàng Quân Tạo qua đời - Ảnh 2.

Nghệ sĩ Nhân dân Hoàng Quân Tạo là người mà nghệ sĩ Hoàng Cúc rất tôn kính. Ảnh: NHKHN

Có lần, tôi bóp bụng mua một cái mũ phớt đồ hiệu, tìm mãi mới ra được nhà ông (Nghệ sĩ Nhân dân Hoàng Quân Tạo – PV) ở phố Hàng Bồ. Nhà ông ở trong một con ngõ nhỏ, đường vào nhỏ hẹp tới mức hai người đi đường phải nép vào tường mới tránh nổi nhau. Cái mũ đó không khi nào ông đội. Mãi sau này ông cười rất hiền bảo: “Mày mua cho trẻ con thì vừa”.

Hình như tôi được ông ưu ái lắm nên khối người cứ đoán già đoán non mày bỏ Nhà hát nhiều thế mà khi về toàn được đóng vai chính. Có những vai 80 tuổi như Người mẹ tự cháy, tôi đóng cùng Hoàng Dũng. Tôi ương bướng và hay trêu chọc mọi người nhưng với ông tôi luôn tôn kính như người anh cả của gia đình. Nhờ có ông mà tôi được toả sáng trên sân khấu Thủ đô.

Chớp mắt các nghệ sĩ Nhà hát Kịch Hà Nội thế hệ trước đã đi gần hết. Sang thế giới bên kia mà gom lại cũng thành một đoàn diễn đủ các thế hệ rồi”, Nghệ sĩ Nhân dân Hoàng Cúc cảm thán.

Nghệ sĩ Nhân dân Trung Hiếu vừa viết điếu văn, vừa lau nước mắt

Nghệ sĩ Nhân dân Trung Hiếu là người đã được gia đình nhờ viết điếu văn cho Nghệ sĩ Nhân dân Hoàng Quân Tạo trong đám tang. Anh cho biết, anh vừa viết điếu văn cho tiền bối, vừa nhớ về bao kỷ niệm xưa.

“Sự ra đi của Nghệ sĩ Nhân dân Hoàng Quân Tạo là một mất mát to lớn đối với gia đình, người thân và bạn bè đồng nghiệp. Ngành sân khấu mất đi một đạo diễn một nghệ sĩ tài năng nhiệt huyết, giàu tình nghĩa.

Nghệ sĩ Nhân dân Hoàng Cúc bàng hoàng khi hay tin "sếp cũ" Hoàng Quân Tạo qua đời - Ảnh 3.

Nghệ sĩ Nhân dân Hoàng Quân Tạo từng bị địch bắt, giam giữ ở Nhà tù Hỏa Lò khi hoạt động cách mạng. Ảnh: TL

Trong sự nghiệp của mình, ông là người lãnh đạo sáng suốt, người dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới để Nhà hát Kịch Hà Nội phát triển và khẳng định tên tuổi. Cả đời ông luôn đau đáu cho sân khấu. Tình yêu lớn, trái tim ấm áp ấy đã đi qua 94 mùa Xuân và nay trái tim ấy đã yên nghỉ để về một thế giới khác”.

Theo thông tin Nghệ sĩ Nhân dân Trung Hiếu cung cấp, Nghệ sĩ Nhân dân Hoàng Quân Tạo sinh năm 1932 tại Hoàn Kiếm (Hà Nội) trong một gia đình nhà nho yêu nước. Cha mẹ ông đã sớm giác ngộ cách mạng chính vì vậy con người cách mạng cũng sớm bộc lộ trong ông từ thủa thiếu niên.

Những ngày Hà Nội mùa đông năm 46, chàng thiếu niên Hoàng Quân Tạo đã có mặt trong đội quyết tử Thủ đô, dũng cảm chiến đấu bảo vệ liên khu 1. Trong cam go, ác liệt… các tự vệ thành buộc phải rút ra vùng tự do nhưng tổ chức đã tin tưởng để đồng chí Hoàng Quân Tạo ở lại nội thành Hà Nội làm Tổ trưởng tổ phát tán tài liệu, thuộc Ban Công vận nội thành và phụ trách một số cơ sở kháng chiến.

Năm 1952, ông bị thực dân Pháp bắt và giam giữ tại Nhà tù Hoả Lò. Sau hội nghị Genève (1954), ông được trả tự do và tham gia thanh niên xung phong xây dựng đường sắt Hà Nội – Lào Cai. Năm 1958, ông về làm việc tại Sở Văn hóa Hà Nội và nhận trọng trách Đội trưởng Đội kịch nói trong Đoàn Văn công Hà Nội (sau này là Nhà hát Kịch Hà Nội).

Trong thời gian này, Nghệ sĩ Nhân dân Hoàng Quân Tạo đã cùng đội kịch nói đi diễn khắp các chiến trường phục vụ tuyến lửa. Những tác phẩm, những vai diễn của ông như tiếp sức cho tiền tuyến có thêm nguồn sức mạnh lạc quan về ngày chiến thắng.

Nghệ sĩ Nhân dân Hoàng Cúc bàng hoàng khi hay tin "sếp cũ" Hoàng Quân Tạo qua đời - Ảnh 4.

Nghệ sĩ Nhân dân Hoàng Quân Tạo đi xe lăn lên sân khấu nhận phong tặng danh hiệu năm 2024. Ảnh: Nam Nguyễn

Năm 1993, Đoàn Kịch nói Hà Nội được UBND TP. Hà Nội nâng hạng lên thành Nhà hát Kịch Hà Nội và ông chính là Giám đốc đầu tiên của Nhà hát. Nghệ sĩ Nhân dân Hoàng Quân Tạo và các nghệ sĩ cùng thế hệ đã làm nên một thời kỳ hoàng kim của Kịch Hà Nội với rất nhiều vở kịch nổi tiếng: Tôi và chúng ta, Khoảnh khắc và vô tận, Nơi cuộc đời ẩn náu, Quyền được hạnh phúc, Hà Nội đêm trở gió, Ăn mày dĩ vãng, Luỹ hoa... cùng gần 40 tác phẩm khác được ông dàn dựng và đạo diễn.

Nhờ đóng góp to lớn của mình cho nghệ thuật, ông được Nhà nước trao tặng danh hiệu cao quý Nghệ sĩ Ưu tú năm 1994 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2024.

Nghệ sĩ Hoàng Quân Tạo cũng từng được trao tặng Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Ba, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huân chương Lao động hạng Ba cùng nhiều kỷ niệm chương, giấy khen, bằng khen của các bộ, ngành, Thành phố Hà Nội.

Next Post

Cập nhật giá vàng sáng 29.3: Tăng phi mã

T7 Th3 29 , 2025
Cập nhật giá vàng sáng 29.3: Vàng thế giới tiếp tục phá ngưỡng cao nhất mọi thời đại mới. Vàng trong nước cũng neo ở ngưỡng cao. Cập nhật giá vàng SJC Tính đến 6h00, giá vàng miếng SJC được Công ty VBĐQ Sài Gòn SJC niêm yết ở ngưỡng 98,2-100,2 triệu đồng/lượng […]

Bài Liên Quan