Từ 1-1-2025, cán bộ, công chức ở đâu sẽ được tăng thu nhập?

Từ 1-1-2025, cùng với TP.HCM, Hải Phòng, cán bộ, công chức, viên chức tại Hà Nội sẽ được hưởng thu nhập tăng thêm căn cứ theo năng lực, hiệu quả công việc.

Báo Tuổi Trẻ đưa tin “Từ 1-1-2025, cán bộ, công chức ở đâu sẽ được tăng thu nhập?” với nội dung:

Công chức TP Thủ Đức (TP.HCM) giải quyết thủ tục hành chính cho người dân – Ảnh minh họa: QUANG ĐỊNH

Với Hà Nội, Luật Thủ đô 2024 đã quy định về tuyển dụng, quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức:

Cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên thuộc TP quản lý, được hưởng thu nhập tăng thêm căn cứ theo năng lực, hiệu quả công việc.

Như vậy, từ 1-1-2025, cán bộ, công chức, viên chức trên được tăng thu nhập căn cứ theo năng lực, hiệu quả công việc.

Mức lương tăng thêm của cán bộ, công chức Hà Nội

Luật Thủ đô cũng quy định về sử dụng nguồn lực tài chính, ngân sách cho phát triển thủ đô. Theo đó, HĐND TP được thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn:

Quyết định sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư sau khi đã bảo đảm đủ nguồn để thực hiện cải cách tiền lương cho cả thời kỳ ổn định ngân sách theo quy định của cấp có thẩm quyền, và bảo đảm các chính sách xã hội, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội do trung ương ban hành để thực hiện chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức theo quy định tại luật này.

Tổng mức chi không vượt quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của TP Hà Nội.

Như vậy, HĐND TP Hà Nội thực hiện chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức với tổng mức chi không vượt quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của TP Hà Nội.

Trước đó, chiều 10-12, HĐND TP Hà Nội đã biểu quyết thông qua nghị quyết quy định chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc TP Hà Nội quản lý.

Theo đó, chi thu nhập tăng thêm của cơ quan, đơn vị được thực hiện như sau:

Sử dụng 0,5 lần quỹ lương cơ bản (0,5 lần của 0,8 quỹ thu nhập tăng thêm, tức khoảng 62,5%) để chi thu nhập tăng thêm hằng tháng cho toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức hiện có của cơ quan, đơn vị thuộc đối tượng được hưởng theo ngạch bậc, chức vụ.

0,3 lần quỹ lương cơ bản còn lại (37,5%) để chi thu nhập tăng thêm cuối năm cho cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị được đánh giá, xếp loại hằng năm từ hoàn thành nhiệm vụ trở lên.

Về nguồn kinh phí, Hà Nội dự kiến dành hơn 3.800 tỉ đồng/năm để chi thu nhập tăng thêm cho hơn 40.000 cán bộ, công chức, viên chức.

Theo tính toán, nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương còn dư để chi thu nhập tăng thêm theo mức trích 0,8 lần quỹ lương cơ bản có thể thực hiện dự kiến từ năm 2025 đến hết năm 2030.

Tăng thu nhập của cán bộ, công chức TP.HCM

Đối với TP.HCM, tại nghị quyết 98/2023 nêu rõ HĐND TP.HCM có thẩm quyền quyết định bố trí ngân sách thành phố để chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức theo hiệu quả công việc – ngoài việc thực hiện chi thu nhập tăng thêm về cơ chế tự chủ tài chính với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập.

Các đối tượng được hưởng thu nhập tăng thêm gồm cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách tại cấp xã, người lao động thuộc quản lý của các cơ quan thuộc TP.HCM sau đây:

Khu vực quản lý nhà nước; tổ chức chính trị và tổ chức chính trị – xã hội; đơn vị sự nghiệp công lập; một số hội có tính chất đặc thù; một số cơ quan trung ương trên địa bàn TP.HCM.

Trong đó, mức thu nhập tăng thêm không vượt quá 1,8 lần mức lương ngạch, bậc, chức vụ và không vượt quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý.

Sau đó, HĐND TP.HCM đã ban hành nghị quyết 08/2023 quy định về chi thu nhập tăng thêm theo nghị quyết 98.

Theo báo cáo của UBND TP.HCM, kinh phí chi thu nhập tăng thêm trong quý 3 và quý 4-2023 hơn 3.922 tỉ đồng; trong quý 1 và quý 2-2024 hơn 6.537 tỉ đồng.

Với Hải Phòng, theo nghị quyết 35/2021 của Quốc hội cho phép sử dụng nguồn cải cách tiền lương dư để chi thu nhập bình quân tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức, với mức tối đa 0,8 lần mức lương ngạch bậc, chức vụ hoặc lương theo vị trí việc làm.

Trong giai đoạn năm 2022 – 2024, Hải Phòng đã chi hơn 4.000 tỉ đồng cho chính sách thu nhập tăng thêm với cán bộ, công chức, viên chức.

Năm 2024, dự kiến tổng kinh phí chi trả đạt hơn 2.000 tỉ đồng, số người hưởng lợi tạm ước bằng năm 2023 (trên 38.000 người) và đảm bảo lộ trình tăng hệ số điều chỉnh thu nhập.

Báo Lao động đưa tin “Từ 1.1.2025, cán bộ, công chức nơi nào được tăng thu nhập?” với nội dung:

Hà Nội và một số tỉnh thành sẽ có mức tăng thu nhập từ năm 2025. Ảnh: Hải Nguyễn

Công ty Luật TNHH Youme trả lời: Điều 35 Luật Thủ đô 2024, TP Hà Nội sẽ thực hiện sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức sau khi đã đảm bảo đủ nguồn để thực hiện cải cách cho cả thời kỳ ổn định ngân sách và sau khi đảm bảo chính sách xã hội, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội.

Trong đó, mức chi thu nhập tăng thêm căn cứ theo năng lực, hiệu quả công việc không vượt quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý của thành phố áp dụng với các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan sau đây:

Các cơ quan Nhà nước;

Tổ chức chính trị và tổ chức chính trị – xã hội;

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

Đơn vị sự nghiệp công lập;

Các cơ quan này được ngân sách Nhà nước bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên thuộc thành phố quản lý. Chính sách thu nhập tăng thêm do HĐND TP Hà Nội quy định chi tiết.

Ngoài Hà Nội, một số tỉnh thành phố như TPHCM, TP Cần Thơ, TP Hải Phòng cũng được hưởng chính sách thu nhập tăng thêm.

Đối với TPHCM: Điểm b Khoản 5 Điều 9 Nghị quyết 98/2023, HĐND TPHCM có thẩm quyền quyết định bố trí ngân sách thành phố để chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức theo hiệu quả công việc – ngoài việc thực hiện chi thu nhập tăng thêm về cơ chế tự chủ tài chính với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập.

Các đối tượng được hưởng thu nhập tăng thêm gồm cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách tại cấp xã, người lao động thuộc quản lý của các cơ quan thuộc TPHCM sau đây:

Khu vực quản lý Nhà nước;

Tổ chức chính trị và tổ chức chính trị – xã hội;

Đơn vị sự nghiệp công lập;

Một số hội có tính chất đặc thù;

Một số cơ quan trung ương trên địa bàn thành phố.

Trong đó, mức thu nhập tăng thêm không vượt quá 1,8 lần mức lương ngạch, bậc, chức vụ và không vượt quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý.

Đối với TP Cần Thơ: Điều 6 Nghị quyết 45/2022, HĐND TP Cần Thơ cũng là cơ quan được quyết định sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể do thành phố quản lý theo hiệu quả công việc.

Mức chi thu nhập tăng thêm không quá 0,8 lần mức lương ngạch, bậc, chức vụ hoặc mức lương theo vị trí việc làm, chức danh, chức vụ lãnh đạo. Việc chi thu nhập tăng thêm chỉ thực hiện khi TP Cần Thơ tự cân đối được ngân sách.

Đối với TP Hải Phòng: Theo Nghị quyết 35/2021, cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong cơ quan chính quyền, Đảng, đoàn thể của TP Hải Phòng cũng được hưởng thu nhập tăng thêm không quá 0,8 lần mức lương ngạch, bậc, chức vụ hoặc theo vị trí việc làm, chức danh, chức vụ lãnh đạo từ nguồn cải cách tiền lương còn dư của ngân sách thành phố và ngân sách cấp dưới.

 

Next Post

Vợ của Bôm, con dâu diễn viên Quốc Tuấn

T4 Th12 25 , 2024
Ở tuổi 21, Bôm là chàng trai trưởng thành, biết giúp đỡ việc nhà và làm vui lòng bố. Hơn 6 năm sau chương trình Điều ước thứ 7, bé Bôm – con trai diễn viên Quốc Tuấn giờ đã trở thành chàng trai 21 tuổi. Mới đây khi chia sẻ […]

Bài Liên Quan