Trận động đất xảy ra vào ngày 28/3 tại Myanmar đã ảnh hưởng nhiều quốc gia trong khu vực.
Ngày 28/03/2025 báo Người đưa tin có bài đăng “Động đất mạnh 7.7 richter tại Myanmar ảnh hưởng nhiều nơi: Cầu đổ sập, nhiều toà nhà vụn nát, người dân náo loạn”. Nội dung chính như sau:
Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS) cho biết một trận động đất mạnh 7,7 độ richter đã xảy ra ở miền trung Myanmar vào trưa ngày 28/3.
Trung tâm Khoa học Địa chất GFZ của Đức cho biết trận động đất có độ sâu 10 km, với tâm chấn cách thành phố Monywa khoảng 50 km về phía đông. Hiện chưa có báo cáo về thiệt hại hoặc thương vong tại Myanmar.
Hiện trường toà nhà đổ sập tại Myanmar
Đặc biệt, một cây cầu tại đây đã bị sập trong trận động đất
Video ghi lại một cây cầu đổ sập tại Myanmar
Các nước khác trong khu vực cũng chịu ảnh hưởng
Trận động đất đã ảnh hưởng tới nhiều khu vực lân cận khác như Bangladesh, Ấn Độ, Lào, Thái Lan, Trung Quốc và cả Việt Nam.
Tại Bangkok (Thái Lan) rung chấn khiến người dân hoảng hốt đổ ra khỏi các tòa nhà chung cư và khách sạn. Họ tụ tập trên đường phố, tìm bóng râm tránh nắng giữa trưa. Một số tòa nhà đã phải sơ tán do rung lắc mạnh. Nước bắn tung tóe ra khỏi các hồ nước, trong đó có nhiều hồ trên cao.
Hình ảnh trận động đất tại Thái Lan
Tại một bệnh viện ở Thái Lan, nhiều người không khỏi hoảng loạn sau trận động đất
Báo Tuổi trẻ ngày 3/2 đăng tải bài viết: “Động đất tối mùng 6 Tết tại Hà Nội, nhiều người dân cảm nhận rõ rung lắc”, đưa tin với nội dung cụ thể như sau:

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online tối 3-2, ông Nguyễn Xuân Anh – viện trưởng Viện Vật lý địa cầu – xác nhận trên địa bàn huyện Chương Mỹ (Hà Nội) vừa xảy ra động đất.
Cụ thể, khoảng 12h52 (giờ GMT), tức khoảng 19h52 (giờ Hà Nội) ngày 3-2, có một trận động đất 2,6 độ xảy ra tại vị trí có tọa độ 20.860 độ vĩ bắc, 105.582 độ kinh đông.
Độ sâu chấn tiêu khoảng 8km. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 0.
Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu) vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.
Anh Mai (người dân ở xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Đức) cho biết anh đang ngồi tại nhà thì thấy mái tôn rung mạnh kèm theo tiếng động trong khoảng 3 – 5 giây. “Ban đầu tôi nghĩ là nổ ở đâu, sau khi lên mạng mới biết là động đất”, anh Mai chia sẻ.
Trước đó, TS Nguyễn Xuân Anh cho biết vùng đứt gãy sông Hồng – sông Lô – sông Chảy từng xảy ra động đất trong quá khứ.
Tại Hà Nội, vào thế kỷ XII, một trận động đất mạnh cấp 8 xảy ra đã làm bia chùa Báo Thiên bị vỡ làm đôi.
“Quy luật động đất do các đứt gãy sinh chấn ở vùng đứt gãy sông Hồng – sông Lô – sông Chảy cho thấy thường là hàng trăm năm, hoặc dăm bảy trăm năm mới xảy ra trận động đất mạnh” – TS Nguyễn Xuân Anh nói.
Theo TS Nguyễn Xuân Anh, cần nghiên cứu phân đoạn đứt gãy sông Hồng để đánh giá nguy hiểm động đất chi tiết hơn, khu vực Hà Nội cần thực hiện đánh giá rủi ro động đất.
Ông đề xuất thiết lập một số thiết bị quan trắc tại các nhà cao tầng ở thành phố để đánh giá định lượng mức độ rung lắc do các trận động đất gây ra.
Đồng thời cần có bản đồ đánh giá động đất chi tiết hơn cho Hà Nội, trong đó cập nhật các trận động đất mới, từ đó xây dựng những kịch bản đánh giá ng