Đang rửa chân, người phụ nữ bị cá sấu ngoạm rồi lôi đi, nhân chứng l:a h:ét trước cảnh tượng ám ảnh

Các nhân chứng cho biết họ đã nghe thấy tiếng la hét của nạn nhân nhưng chỉ có thể bất lực đứng nhìn.

Báo Đời sống Pháp luật ngày 18/12 đưa thông tin với tiêu đề: “Đang rửa chân, người phụ nữ bị cá sấu ngoạm rồi lôi đi, nhân chứng la hét trước cảnh tượng ám ảnh” cùng nội dung như sau: 

Mới đây, người dân ở phía Bắc Sumatra, Indonesia đã phải chứng kiến một người phụ nữ bị cá sấu lôi đi mà không thể làm gì để cứu nạn nhân.

Thông tin được đăng tải trên tờ Daily Mail cho biết, sự việc xảy ra tại một ngôi làng ven biển ở quận Pulau-Pulau Batu, phía Nam Nias Regency, Bắc Sumatra, Indonesia hôm thứ Ba, 17/12.

Hôm đó, chị Nurhawati Zihura, 46 tuổi, một bà mẹ 4 con đang ngồi rửa chân ở sát mép nước gần bãi biển Deaa Orahili ở ngôi làng ven biển của mình thì bỗng dưng bị một con cá sấu tiếp cận. Con vật dài khoảng 4m nhanh chóng ngoạm lấy nạn nhân và nhanh chóng kéo chị Nurhawati đi ra xa.

Các nhân chứng đã rất sốc khi nghe thấy tiếng hét của nạn nhân nhưng chỉ có thể đứng nhìn con quái vật tấn công nạn nhân mà không thể làm gì.

Điều đáng kinh ngạc là khoảng một giờ sau, con vật xuất hiện trở lại, ngoạm chặt thi thể vô hồn của chị Nurhawati trong hàm.

Người dân địa phương đã ném những con gà chết xuống nước để đánh lạc hướng con cá sấu và khiến nó thả thi thể ra. Một cư dân tên là Agustinus, 40 tuổi, cho biết: “Tôi nhìn thấy con cá sấu tấn công Nurhawati trên mặt nước. Chúng tôi hét lên nhưng nó không nhả cô ấy ra. Đó là một cảnh tượng khủng khiếp. Chúng tôi đi thuyền và cho cá sấu ăn thịt gà, để nó ăn thịt gà thay cô ấy.”

Fendi, một trong những người thân của Nurhawati, cho biết nạn nhân đã mạo hiểm xuống vùng nước nông để rửa chân vì cảm thấy không khỏe.

Ông Fendi nói thêm: “Cô ấy muốn ngâm chân trong làn nước biển. Cô ấy nghĩ nó sẽ giúp [cô ấy] cảm thấy dễ chịu hơn hơn. Nhiều người cũng đang tắm biển và chúng tôi nghĩ rằng nếu ở gần bờ thì sẽ an toàn. Bây giờ cá sấu nguy hiểm hơn trước”.

Người dân cuối cùng đã kéo được Nurhawati lên thuyền và đưa cô vào bờ, nơi cô được xác nhận là đã tử vong. Lễ tang được tổ chức vào ngay buổi tối hôm 17/12. Cảnh sát và binh lính địa phương tiếp tục tìm kiếm con cá sấu và nó được kéo vào bờ vào buổi chiều. Một cảnh sát đã bắn chết con vật.

Các quan chức hiện đang kêu gọi chính phủ hành động để ngăn chặn các cuộc tấn công tiếp theo của cá sấu. Kornelius Wau, người đứng đầu tiểu khu Pulau-Pulau Batu, cho biết: “Tôi đã yêu cầu Chính quyền tỉnh Bắc Sumatra thông qua Cơ quan bảo tồn tài nguyên thiên nhiên Bắc Sumatra (BKSDA) hành động thực tế.’

Nhiều loài động vật hoang dã này vẫn đang xuất hiện trên bờ biển đảo Tello. Tôi lo lắng rằng nếu vấn đề này không được giải quyết, nó sẽ trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với người dân ở đó, nơi phần lớn cư dân định cư ở ven biển và sinh kế của họ là trên biển. Có những con cá sấu hoang dã khác vẫn đang lang thang trên bờ biển đảo Tello và khu vực xung quanh.

Hơn 80% cư dân của chúng tôi kiếm sống trên biển và thậm chí hầu hết các khu định cư của cư dân đều nằm trên bờ biển. Họ thường tắm biển nên đây là mối đe dọa đối với chúng tôi và cho đến khi nó được giải quyết, chúng tôi sẽ phải sống trong tình trạng đáng sợ”.

Được biết, Indonesia là quốc gia có nhiều vụ cá sấu tấn công nhất thế giới. Theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), có ít nhất 1.000 sự cố trong thập kỷ qua – mặc dù nhiều sự cố khác được cho là không được báo cáo – dẫn đến hơn 450 trường hợp tử vong.

Trước đó, báo VTC News ngày 29/10 cũng có bài đăng với thông tin: “Rửa chân dưới sông, thanh niên bị cá sấu lôi đi ngay trước mắt bố vợ”. Nội dung được báo đưa như sau:

Khoảng 17h30 ngày 15/10, sau khi làm công việc khai thác thiếc ở Belitung Regency (thuộc quần đảo Bangka Belitung, Indonesia), anh thợ mỏ Heri (25 tuổi) đứng ở bờ sông Berang rửa chân thì một con cá sấu khổng lồ đã tóm lấy và kéo ra giữa dòng.

Oka Astawa, người đứng đầu cơ quan tìm kiếm cứu nạn thành phố Pangkalpinang cho biết, bố vợ Heri đã chứng kiến toàn bộ vụ cá sấu tấn công con rể. Ông chỉ đứng cách Heri khoảng 1m vào thời điểm đó và đã chạy về làng để nhờ người dân giúp đỡ. Dân làng liền gọi đội cứu hộ Pangkalpinang Basarnas.

Đội cứu hộ tìm kiếm nạn nhân bị cá sấu tấn công. (Ảnh: Asia Pacific Press qua ViralPress)

Đội cứu hộ tìm kiếm nạn nhân bị cá sấu tấn công. (Ảnh: Asia Pacific Press qua ViralPress)

Cuộc tìm kiếm kéo dài 4 giờ nhưng không có kết quả. Đội cứu hộ phải huy động một máy bay không người lái để hỗ trợ. Đến sáng 16/10, họ mới  tìm thấy thi thể Heri trôi dạt trên sông cách nơi anh bị cá sấu tấn công khoảng 24m.

Oka Astawa cho biết trong một tuyên bố: “Khi nạn nhân được tìm thấy, thi thể anh ấy vẫn còn nguyên vẹn. Đội tìm kiếm và cứu hộ đã ngay lập tức đưa thi thể đến nhà tang lễ để trao trả cho gia đình”.

Ông Oka cũng cảnh báo người dân cẩn thận khi đến gần hồ và sông, nơi sinh sống tự nhiên của những loài săn mồi nguy hiểm như cá sấu. Quần đảo Indonesia là nơi sinh sống của 14 loài cá sấu với số lượng lớn. Chúng rất hung dữ, sinh sôi và phát triển nhanh nên những khu vực như cửa sông luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.

Thi thể Heri khi tìm thấy được đưa về cho gia đình. (Ảnh: Asia Pacific Press qua ViralPress)

Thi thể Heri khi tìm thấy được đưa về cho gia đình. (Ảnh: Asia Pacific Press qua ViralPress)

Các nhà bảo tồn cho rằng, cá sấu ngày càng bị đẩy sâu hơn vào đất liền, gần nơi người dân sinh sống do quá trình đánh bắt quá mức làm giảm nguồn thức ăn tự nhiên của chúng. Môi trường sống của cá sấu cũng bị con người khai thác quá mức để phát triển các vùng ven biển thành trang trại. Ở các nước đang phát triển, nhiều người dân vẫn tắm sông hoặc đánh bắt cá thô sơ ở sống và đây cũng là yếu làm tăng số vụ cá sấu tấn công người.

Năm 2023, một phụ nữ Ấn Độ đang giặt quần áo dưới sông thì bất ngờ bị cá sấu hung dữ cướp đi sinh mạng. Video được quay từ phía bờ sông bên kia cho thấy con cá sấu dài 4m tấn công người phụ nữ khiến chị không thể phản kháng. Theo những người chứng kiến, con cá sấu này đã ăn thịt nạn nhân.

Bài Liên Quan