Thông tin này đã khiến nhiều người bàng hoàng khi được công bố. Các cơ quan báo chí chính thống cũng đã lần lượt xác nhận là chính xác hoàn toàn!
Oh Yoan Na là MC thời tiết hàng đầu đại diện cho đài MBC
Cụ thể, ngày 13/12, theo tờ Wikitree, 1 quan chức của đài MBC gây chấn động khi thông báo nữ MC thời tiết nổi tiếng Oh Yoan Na đã qua đời ở tuổi 28. Cô mất vào tháng 9 năm nay. Gia đình Oh Yoan Na đã lặng lẽ tổ chức hậu sự, đưa tiễn người quá cố về nơi an nghỉ cuối cùng trong nỗi đau buồn vô hạn. Các đồng nghiệp của Oh Yoan Na cũng được tiết lộ vô cùng bàng hoàng, sống nặng trước sự ra đi đột ngột của nữ MC.
Sau đó, mẹ Oh Yoan Na cũng đã xác nhận với truyền thông Hàn Quốc về cái c/h/ế/t của con gái. Theo mẹ của cố MC, Oh Yoan Na bị ngưng tim đột ngột và t/ử v/o/n/g sau khi nhiễm virus ở dây thần kinh răng. Ngoài ra, xương mặt bị gãy vì tai nạn cũng khiến Oh Yoan Na trải qua những ngày tháng cuối đời đau đớn.
Mẹ Oh Yoan Na cho biết con gái bà ra đi khi ở nhà 1 mình. “Yoan Na đã mất rồi, con bé đã lên thiên đường. Gia đình chúng tôi đã lo liệu xong mọi chuyện, mong mọi người đừng bán tán thêm gì nữa”, mẹ Oh Yoan Na cho biết.
Nữ MC Oh Yoan Na được xác nhận đã qua đời ở tuổi 28.
Đáng chú ý, vào đầu tháng 9, Oh Yoan Na đã thông báo dừng đảm nhận vai trò MC vì bị chấn thương nghiêm trọng ở vùng mặt. Trên trang cá nhân, cô buồn bã cho biết đã gặp tai nạn té ngã ngoài ý muốn, bị gãy răng và gãy xương mặt. Sau chia sẻ này, Oh Yoan Na cũng biến mất trên mọi nền tảng MXH.
Do đó, thông tin Oh Yoan Na qua đời khiến khán giả vô cùng bất ngờ, đau xót. Từ những tiết lộ của người thân về nguyên nhân Oh Yoan Na qua đời, cư dân mạng suy đoán nữ MC có thể đã bị ngã trong lúc chạy bộ. Cô có niềm yêu thích đặc biệt với bộ môn rèn luyện sức khỏe này. Theo netizen, Oh Yoan Na có khả năng đã bị nhiễm trùng nặng rồi tử vong do bị chấn thương nặng.
Trước khi mất, nữ MC bị ngã gãy răng và gãy xương mặt.
Oh Yoan Na sinh năm 1996, tốt nghiệp khoa Viết sáng tạo tại Học viện Nghệ thuật Seoul. Năm 2017, Oh Yoan Na gia nhập giới giải trí sau khi giành được giải thưởng Hermoso Beauty Award tại buổi thử giọng tuyển chọn thực tập sinh mở rộng của YG Entertainment. Năm 2019, cô vào top 5 cuộc thi Hoa hậu Truyền thống Hàn Quốc (Miss Chunhyang).
Sau đó, thay vì vào showbiz đóng phim hay ca hát, Oh Yoan Na lại chọn thi vào đài MBC làm phát thanh viên. Cô được xem là MC thời tiết hàng đầu, đại diện cho đài MBC trong nhiều năm qua.
Nhiễm virus ở giây thần kinh răng là một vấn đề hiếm gặp nhưng đáng lo ngại trong lĩnh vực nha khoa và y học. Tình trạng này xảy ra khi virus xâm nhập và gây nhiễm trùng các dây thần kinh phát sinh trong khoang miệng, đặc biệt là nhóm dây thần kinh tam thoa (trigeminal nerve). Điều này không chỉ ảnh hưởng tới chức năng của răng, mà còn gây đau đớn, khó chịu và lâu dài nếu không được điều trị kịp thời.
Nguyên nhân nhiễm virus
Virus herpes simplex (HSV-1): Đây là nguyên nhân phổ biến nhất, thường liên quan đến các vấn đề nhiễm herpes ở khoang miệng và dây thần kinh tam thoa.
Virus varicella-zoster (VZV): Đây là virus gây ra bệnh zona thần kinh, đặc biệt nguy hiểm khi xâm nhập giây thần kinh răng.
Các virus khác: Như cytomegalovirus (CMV) hoặc Epstein-Barr virus (EBV) cũng có thể gây nhiễm trong những trường hợp hiếm.
Triệu chứng nhiễm virus ở giây thần kinh răng
Đau răng và đau lan tỏả: Cơn đau có thể bắt nguồn từ răng và lan rộng đến hàm, má, hoặc tai.
Cảm giác tê bề, kim chích: Xuất hiện ở khu vực có dây thần kinh bị nhiễm.
Phát ban hoặc lở loét: Khi bị herpes hoặc zona thần kinh, người bệnh thường xuất hiện phát ban ở khu vực quanh miệng hoặc má.
Khó nuốt hoặc nhấc cửa hàm: Tình trạng nhiễm nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến chức năng của hàm.
Biện pháp chẩn đoán
Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ xem xét triệu chứng và tiền sử nhiễm virus của bệnh nhân.
Xét nghiệm PCR: Giúp xác định chính xác loại virus gây bệnh.
Chụp X-quang hoặc CT: Loại trừ nguyên nhân khác như nhiễm trùng xương hoặc u bánh.
Điều trị nhiễm virus ở giây thần kinh răng
Thuốc kháng virus: Như acyclovir hoặc valacyclovir, để kiềm chế virus.
Giảm đau: Sử dụng thuốc giảm đau kháng viêm như ibuprofen hoặc acetaminophen.
Liệu pháp hỗ trợ: Chẳng hạn như chườm lạnh, chăm sóc răng miệng để ngăn ngừa nhiễm trùng phụ.
Can thiệp y tế: Trong các trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể cần liệu pháp điện xung hoặc phẫu thuật.
Phòng ngừa nhiễm virus
Giữ vệ sinh răng miệng: Chải răng đúng cách, dùng nước súc miệng kháng khuẩn.
Tiêm vắc xin: Phòng ngừa virus varicella-zoster.
Tránh tiếp xúc trực tiếp: Hạn chế đụng chùng với người nhiễm herpes hoặc zona thần kinh.
Nhiễm virus ở giây thần kinh răng tuy hiếm nhưng để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Việc nhận biết sớm và đi khám kịp thời sẽ giúp giảm nguy cơ biến chứng, bảo vệ sức khỏe răng miệng và chất lượng cuộc sống.