Ty Thy gây ấn tượng với ngoại hình bắt mắt và cách nói chuyện vui vẻ, thân thiện, chính vì điều đó món gỏi của cô nhận được sự quan tâm của nhiều người. Tuy nhiên mới đây, cô lại bất ngờ tuyên bố đóng cửa quán khiến dân tình tiếc nuối.
Theo đó, Ty Thy (35 t.uổi), người gốc Campuchia từng nổi lên như hiện tượng mạng qua video “vừa giã gỏi, vừa trò chuyện” năm 2019. Cách nói chuyện hài hước, duyên dáng và chân thật đã khiến cô gái chuyển giới nhận được nhiều sự quan tâm. Chỉ vài tháng sau, với sự ủng hộ của khách hàng, Ty Thy mở quán gỏi đầu tiên.
Sau nhiều lần chuyển đổi, quán Ty Thy tại quận 6, TPHCM là nơi thu hút nhiều thực khách, đạt 600kg gỏi đu đủ một ngày, thời gian cao điểm lên đến 1 tạ. Món gỏi đu đủ được làm theo phong cách Thái Lan, bao gồm đu đủ xanh bào sợi, kết hợp cùng ba khía, tôm khô, thêm rau răm, đậu phộng… Đáng chú ý, nước sốt Thái với vị chua, ngọt, cay tạo nên sự hài hòa cho món ăn.
Món ăn này đòi hỏi các nguyên liệu phải thấm đều gia vị, buộc Ty Thy phải giã đều tay. Cô gần như phải đứng suốt 10 tiếng để thao tác giã các nguyên liệu trong cối. Khi mang ra cho thực khách, đu đủ ngấm nước sốt nhưng không được nát.
Ngoài ra, thực đơn đã được mở rộng từ 20-30 món ăn vặt như cơm cháy, mắm nêm, cà na ngâm, chân gà, tôm sốt thái… Tuy nhiên, gỏi đu đủ vẫn là món đặc trưng được lựa chọn nhiều nhất.
Quán ăn này vốn không dành cho người không thích sự ồn ào. Khách hàng lần đầu đến quán sẽ bị “dội” bởi tiếng nhạc từ loa luôn mở hết công suất, hầu như không thể nghe người bên cạnh nói gì.
Những lúc nhạc dừng, Ty Thy sẽ cầm micro trò chuyện, giao lưu với khách hàng. Cô liên tục pha trò, chào hỏi mọi người để giữ không khí sôi động. Hình thức quán ăn kết hợp với việc phục vụ giải trí cho khách vốn phổ biến ở Thái Lan.
Thậm chí, một số nhà hàng ở trung tâm Bangkok cũng tuyển các phục vụ nam có ngoại hình đẹp, mặc các trang phục độc đáo để hát, chụp ảnh và biểu diễn ca nhạc cho khách.
Tương tự, tại quán ăn, Ty Thy luôn tạo không khí sôi động qua tiếng nhạc, tiếng trò chuyện. Đồng thời, cô cũng thường xuyên livestream, ghi lại cảnh thưởng thức các món ăn như bún mắm nêm, ốc bươu luộc, cà ri gà, bò viên chiên… Cô gái chuyển giới miêu tả cụ thể từng hương vị, độ ngon của món ăn cho thực khách.
Trải qua nhiều năm buôn bán tại TP.HCM, cái tên gỏi đu đủ Ty Thy gần như đã trở thành một “thương hiệu” mà nhiều người biết đến. Ấy vậy nhưng vừa mới đây, Ty Thy lại bất ngờ thông báo sẽ đóng cửa, nghỉ bán tại TP.HCM.
Cụ thể, trong vlog trên kênh YouTube của mình, Ty Thy có đăng tải video về ngày cuối cùng mà quán bán tại TP.HCM.
Ty Thy cho biết, ngày 13/5/2024, quán gỏi đu đủ tại TP.HCM của cô sẽ ngưng hoạt động một thời gian để về Bình Dương, phục vụ các thực khách tại đây. Hiện tại, Ty Thy chỉ mới tiết lộ quán sẽ nằm ở Thủ Dầu Một, Bình Dương.
Cũng trong video này, Ty Thy trải lòng về câu chuyện kinh doanh của bản thân. Cô cho biết, dù có thể mọi người thấy quán đông, thu được lợi nhuận nhiều nhưng cô cũng phải chi ra rất nhiều cho các chi phí, đặc biệt là nhân viên. Thời điểm quán ế khách cũng có tới 13 – 14 nhân viên, còn lúc đông khách thì có tới 26 nhân viên. Đây cũng là một trong những lý do mà Ty Thy xem xét đến vấn đề thay đổi địa điểm.
Bên cạnh đó, Ty Thy cũng gửi lời xin lỗi tới thực khách nếu có một số vấn đề xảy ra trong quá trình phục vụ gây ảnh hưởng, cô mong mọi người có thể thông cảm cho mình. Cụ thể, Ty Thy nhắc tới vấn đề đôi khi khách tới trước lại bị phục vụ sau, khách tới sau phục vụ trước, hay một số vấn đề trong việc nhân viên thu t.iền của khách khiến cô phải thay đổi…
Về quán mới ở Bình Dương, Ty Thy cho biết địa điểm này sẽ rất rộng, có cả vị trí để cho tận 200 chiếc xe máy. Tuy nhiên, có một nhược điểm là sẽ khá nóng, thế nhưng cô cũng sẽ cải thiện bằng cách phun sương. Bởi vậy, Ty Thy mong rằng khách hàng sẽ tiếp tục ủng hộ mình tại điểm điểm kinh doanh mới này.
Về kế hoạch tương lai, Ty Thy có chia sẻ một chút cho mọi người biết về dự định trong công việc cũng như cuộc sống. Cô cho biết nếu việc mở quán ở Bình Dương không thuận lợi thì có thể cô sẽ trở về địa điểm cũ, cũng chính là căn nhà đang sinh sống để bán lại, mở quán nhỏ chứ không bán quán lớn như hiện nay.