Khoảng thời gian con gái nằm trong phòng hồi sức, anh C. quỳ dưới bàn thờ Đức Phật Quan Thế Âm cầu nguyện mong con qua khỏi bạo bệnh. Ngày con được ra viện, cả nhà mừng rỡ không nói nên lời.
Cầu nguyện…..
12 giờ trưa những ngày đầu tháng 3.2022, thời tiết nóng như đổ lửa, người đàn ông quỳ dưới gốc cây me nơi thờ đức Phật Quan Thế Âm trong khuôn viên bệnh viện (BV) Nhi đồng 2 TP.HCM. Gần một giờ đồng hồ, anh cứ ở đó chắp tay cầu nguyện mong đứa con vượt qua làn ranh sinh t.ử.
Người đàn ông đó là anh H.V.C (36 tuổi, quê ở Phú Yên).
Tháng 2.2023, bé P.H.H (5 tuổi, tên bé đã được thay đổi, con gái anh C.) gặp t.ai n.ạn. Bé vào c.ấp c.ứu ở BV tuyến tỉnh trong tình trạng đa chấn thương, d.ập ph.ổi trái, s.ốc chấn thương, gãy xương sườn số 10, 11 bên phải và số 10 bên trái. BV tiến hành c.ấp c.ứu, cắt l.ách và chuyển qua BV Nhi đồng 2 TP.HCM.
Các BS ở BV Nhi đồng 2 TP.HCM tiến hành kiểm tra các chấn thương và phát hiện bé bị d.ập g.an, d.ập đ.ại tr.àng bên phải, x.uất h.uyết n.ão rải rác và s.ốc nhiễm trùng.
Anh C. kể lại, bé H. đang chơi trước nhà bị chiếc xe chở hàng đi lùi, cán qua người. Những ngày đồng hành cùng con trong BV anh vô cùng lo lắng. Anh không còn bất kỳ tâm trí làm việc khác, chỉ mong con vượt qua. Tình trạng bệnh xấu, bé phải nằm ở khoa Hồi sức tích cực và Chống đ.ộc của BV.
“Cảm giác của tôi lúc đó như tụt xuống đáy lòng, không còn cảm nhận được điều gì xung quanh nữa. Bé nằm ở khoa Hồi sức nên người nhà không gặp được bé nhiều, mỗi ngày chỉ gặp 5 – 10 phút để nghe tình hình bệnh của con. Lúc đó, bác sĩ cũng báo là tình hình của con rất nguy kịch, có thể t.ử v.ong bất cứ lúc nào. Tôi rất lo lắng, bồn chồn không thể nào bình tĩnh được”, anh C. nhớ lại.
Trong hoàn cảnh đó, anh chỉ có thể tin vào tâm linh, mong Đức Phật ban phép màu cho con vượt qua kiếp n.ạn này. Ngày nào anh cũng cầu nguyện, túc trực thường xuyên trong BV. Vợ chồng anh có hai con nên phải gửi bé lớn cho hàng xóm chăm sóc.
“Tôi dành rất nhiều tình thương cho con. Có những lúc tôi nghĩ nếu con không qua khỏi không biết cuộc sống của tôi sẽ như thế nào. Sống gần 40 năm trên cuộc đời, đây là kiếp n.ạn mà gia đình phải cố gắng vượt qua. Ở BV, tôi không nuốt nổi đồ ăn, chỉ biết cách cầu nguyện. Vợ chồng tôi động viên nhau, nếu không có vợ bên cạnh tôi cũng không đứng vững được”, anh bộc bạch.
Mừng rỡ….
Sau hơn một tháng điều trị, bé H. được xuất viện. Bé tỉnh táo, tiếp xúc tốt và đi đứng được. Bé vui vẻ về với gia đình sau thời gian dài nằm hồi sức. Mừng rỡ không nói nên lời, gia đình viết lá thư cảm ơn BS với nội dung: “Gia đình xin cảm ơn tất cả các y bác sĩ BV đã tận tình c.ứu giúp bé. Chúc các BS ở BV thật nhiều sức khỏe để cho tất cả các trẻ trong ngoài BV được c.ứu chữa kịp thời”.
Anh C. tâm sự, ngày con xuất viện gia đình rất mừng, niềm vui không có gì diễn tả được.
“Khi con được BS c.ứu chữa thành công, gia đình vô cùng biết ơn. Người làm cha như tôi cho sống 10 đời cũng không bằng đón con về, nhìn thấy con được xuất viện”, anh xúc động.
BS Huỳnh Thị Ánh Tuyết – Phó Khoa Hồi sức tích cực và Chống đ.ộc, BV Nhi đồng 2 TP.HCM cho biết, khi nhập viện tình trạng bé H. có nguy cơ t.ử v.ong rất cao vì tổn thương nhiều bộ phận. Bé đã cắt l.ách, hệ miễn dịch giảm, dễ nhiễm trùng nặng. Bé được lọc m.áu trong 12 ngày liên tục song song với việc thở máy 18 ngày, sử dụng vận mạch 10 ngày để duy trì sinh hiệu. Trong suốt một tháng ở BV, các BS đã dùng nhiều loại kháng sinh phối hợp để điều trị cho bé. Có những thời điểm phải nuôi ăn tĩnh mạch toàn phần.
“Ngoài việc điều trị, tôi cũng cố gắng đông viên người nhà hết sức quan tâm cho bé. Ở khoa hồi sức chống đ.ộc chỉ cho người nhà gặp bệnh nhân 5 – 10 phút nên khi ở BV ba bé luôn hi vọng, không ngừng cầu nguyện. Ba bé tin vào tâm linh, lúc gặp BS để nghe tình trạng bệnh của con cũng chắp tay vái liên tục”, BS Tuyết cho hay.
Cũng theo BS Tuyết, gia đình đã viết thư cảm ơn BV, mừng rỡ khi con được hồi sinh. Bé H. sẽ tiếp tục đi tái khám để theo dõi sức khỏe.
“Thời gian đầu, ba bé rất căng thẳng. Khi bé được lọc m.áu, qua khỏi giai đoạn nguy hiểm, ba bé mừng ra mặt. Tôi nghe câu chuyện của bé cũng rất đau lòng. Đứng ở hoàn cảnh của ba mẹ, nhiều phụ huynh có thể không vượt qua được, sẽ rất day dứt nên khoa phải quyết tâm, cố gắng hết sức mình để c.ứu được bé. Chứng kiến việc người ba đồng hành cùng con, chúng tôi rất hiểu hoàn cảnh, ngoài việc điều trị cũng động viên gia đình để họ yên tâm”, BS Tuyết nói.